Khoảnh khắc hai sao chổi lao vào bề mặt Mặt trời khiến người xem ngỡ ngàng

Hình ảnh hai sao chổi Sungrazer bị Mặt trời nuốt chửng đã được tàu thăm dò của NASA chụp lại vào ngày 22/10 khiến những người quan sát không khỏi bất ngờ.
Khoảnh khắc hai sao chổi lao vào bề mặt Mặt trời khiến người xem ngỡ ngàng
Hình ảnh được chụp từ tàu vũ trụ của Đài quan sát Mặt trời và Heliospheric (SOHO) do NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu phóng vào năm 1995. Cảnh quay cho thấy hai sao chổi "Kreutz sungrazer" đang hướng thẳng về phía mặt trời.
Sao chổi Kreutz là một nhóm sao chổi có quỹ đạo rất giống nhau, nhiều trong số chúng thường hay lao về mặt trời. Sao chổi của gia đình Kreutz được liệt vào dạng sungrazer. Người ta cho rằng chúng đều đến từ một sao chổi tiền thân đã vỡ ra và tạo thành hàng ngàn mảnh sao chổi nhỏ hơn.
Tabare Gallardo, một nhà thiên văn học tại Universidad de la República ở Uruguay cho biết, điều khiến các sao chổi Kreutz trở nên khác thường là chúng đều có quỹ đạo giống nhau (hoặc rất gần) vì vậy chúng là những mảnh vỡ của một sao chổi mẹ đã từng bị phá vỡ trước đó. Tuy nhiên không rõ sự gián đoạn đó xảy ra khi nào.
Karl Battams thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Mỹ chia sẻ, sao chổi này hóa ra có một người bạn đồng hành nhỏ hơn dẫn đầu. Điều này không có gì lạ. Battams ước tính ít nhất 30% sao chổi sungrazers thực sự sáng mà chúng ta thấy trong các hình ảnh coronagraph của SOHO cuối cùng có một sao chổi đồng hành nhỏ ở phía trước hoặc phía sau.
Khoảnh khắc hai sao chổi lao vào bề mặt Mặt trời khiến người xem ngỡ ngàng

Sao chổi Kreutz đã được quan sát thấy trong suốt lịch sử. Sao chổi ban đầu được cho là Great Comet (Đại sao chổi) từng ghi nhận vào năm 371 trước Công nguyên. Nó xuất hiện sáng hơn tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Giả sử đây là tiền thân của sao chổi Kreutz, các nhà khoa học ước tính đường kính của nó có thể hơn 120 km.
Các sao chổi sáng khác trong nhiều thế kỷ kể từ đó được liên kết với các sao chổi Kreutz, bao gồm Great Comet năm 1843, Đại sao chổi năm 1882 và X/1106 C1, tất cả đều có thể nhìn thấy ngay cả vào ban ngày.
Hơn 4.000 mảnh vỡ Kreutz đã được SOHO quan sát thấy rơi vào Mặt trời.
Theo spaceweather.com, các nhà thiên văn học đã theo dõi nhóm sao chổi Kreutz lớn hơn va chạm với Mặt trời nhưng không có vụ va chạm cụm lớn nào được quan sát thấy. Khi các sao chổi va vào Mặt trời, chúng bị bốc hơi do nhiệt độ bề mặt thiêu đốt, lên tới 5.778 K.
Không ai biết chính xác điều gì xảy ra với vật chất khi nó lao vào Mặt trời, có lẽ nó sẽ tan rã hoàn toàn.

>>> Tiểu hành tinh giết chết khủng long gây ra sóng thần cao hàng km và trận động đất lớn kéo dài một tháng
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top