Có điểm chung không biết võ công song số phận các người đẹp lại có kết thúc khác nhau.
Kim Dung là cố nhà văn nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm võ hiệp đình đám như Thiên Long Bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiếu ngạo giang hồ, Tuyết Sơn phi hồ.... Hầu hết các nhân vật nữ chính ông xây dựng đều được khắc họa có vẻ đẹp kinh diễm, rung động lòng người và rất giỏi võ công như Tiểu Long Nữ, Hoàng Dung, Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược....
Bên cạnh đó, Kim Dung còn sáng tạo nên nhiều nhân vật nữ không có võ nghệ cao cường nhưng vẫn khiến các anh hùng võ lâm mê mẩn. Dưới đây là danh sách 4 mỹ nữ không biết võ công trong tiểu thuyết của cố nhà văn nổi tiếng.
Miêu Nhược Lan là nữ chính trong tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ. Đây là một trong số ít những nhân vật chính không biết võ công mà cố nhà văn Kim Dung dựng nên. Nhược Lan là con gái của Kim Diện Phật Miêu Nhân Phụng, có vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng, thông minh và tài hoa hơn người.
Kim Diện Phật là người có võ nghệ cao cường và luôn hành hiệp trượng nghĩa. Dù có cha là người võ nghệ cao cường song Miêu Nhược Lan không được ông dạy võ công vì muốn hóa giải ân oán với người họ Hồ. Do trúng âm mưu của Điền Quy Nông, Miêu Nhân Phụng đã ngộ sát Hồ Nhất Đao - người mà trước đó ông đã nhận làm bằng hữu.
Sau khi biết rõ sự tình giữa cha mình và gia đình Hồ Nhất Đao, Miêu Nhược Lan rất khâm phục và mong có cơ hội thay cha chăm sóc con trai của Hồ Nhất Đao là Hồ Phỉ. Miêu Nhược Lan có thể nói là nhân vật hạnh phúc nhất trong số các tiểu thuyết của Kim Dung. Từ nhỏ đến lớn cô sống trong sự bao bọc của cha - người có võ nghệ cao cường. Khi trở thành thiếu nữ, cô lại được Hồ Phỉ hết lòng yêu thương, bảo vệ.
Khang Mẫn là vợ của phó bang chủ Cái Bang - Mã Đại Nguyên, từng bị coi là "Đệ nhất *** phụ" phim kiếm hiệp Kim Dung. Dù không biết một chút võ công nào nhưng do biết tận dụng lợi thế nhan sắc, Khang Mẫn đã khiến bao anh hùng trong võ lâm điên đảo vì ả.
Khang Mẫn vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, vì ganh ghét cô bé nhà hàng xóm có áo mới, nửa đêm Khang Mẫn lén mò sang, dùng kéo cắt nát chiếc áo ấy. Trước khi đến với Mã Đại Nguyên, Khang Mẫn từng ăn nằm với Đoàn Chính Thuần. Vì vua Đại Lý "trót quên" nên Khang Mẫn mới đến với Mã Đại Nguyên.
Do bản tính lẳng lơ, cộng với việc chưa hài lòng với vị trí Mã phu nhân, Khang Mẫn vừa gặp Kiều Phong tại Bách Hoa hội ở Lạc Dương đã xiêu lòng. Vì dụ dỗ Kiều Phong không thành, ả tìm trăm phương ngàn kế dồn chàng vào chỗ chết, khiến anh vô tình sát hại A Châu.
Về sau Khang Mẫn phản bội chồng nàng còn dùng thân để lần lượt "mua" trưởng lão Cái bang Bạch Thế Kính, Toàn Quán Thanh... bày kế sát hại chồng chỉ vì đấng phu quân này không nghe lời ả.
Với tâm địa độc ác, Khang Mẫn còn lợi dụng cơ hội trả thù Đoàn Chính Thuần và tra tấn ông. Cuối cùng Khang Mẫn bị A Tử tra tấn để trả thù cho A Châu. Khang Mẫn chết vì sốc sau khi nhìn thấy ảnh phản chiếu của mình trong gương.
Viên Ngân Cô là nhân vật phụ trong tiểu thuyết Phi hồ ngoại truyện, có kết thúc bi thảm nhất của Kim Dung. Ngân Cô sinh ra trong gia đình nghèo ở làng chài đánh cá. Dù vậy, Ngân Cô lại có dung mạo rất xinh đẹp. Vẻ đẹp của Ngân Cô được miêu tả như đóa "hắc mẫu đơn".
Không chỉ có nhan sắc mỹ miều, Ngân Cô còn là người phụ nữ có tính cách dịu dàng, ôn hòa. Tuy nhiên, số phận Ngân Cô lại gặp nhiều trái ngang. Do không biết võ công lại có nhan sắc, Ngân Cô lọt vào mắt xanh tên ác bá Phượng Thiên Nam và bị hắn cưỡng bức.
Sau này, cô sinh ra Viên Tử Y. Nhờ nhan sắc xinh đẹp, Ngân Cô được một anh chàng bán cá trong thị trấn ngỏ ý muốn cưới làm vợ, coi con gái riêng của cô như con ruột mình. Khi biết chuyện, Phượng Thiên Nam tỏ ra tức giận và giết chết anh chàng này. Sau khi cùng con gái chạy trốn đến Giang Tây, Ngân Cô lại bị tên ác bá Thang Phái cưỡng bức. Cuối cùng, Ngân Cô chọn cách tự vẫn để giải thoát cho chính mình.
Vương Ngữ Yên và Miêu Nhược Lan có một điểm chung giống nhau là dù chẳng có võ nghệ cao cường nhưng có cuộc sống đủ đầy, sung túc và được bao bọc, che chở ngay từ khi mới sinh ra. Chính vì thế, dù sở hữu nhan sắc hơn người song cả hai đại mỹ nhân này không có số phận bi kịch như Ngân Cô.
Vương Ngữ Yên được trời phú cho một vẻ đẹp sắc nước hương trời. Trong lần gặp gỡ với Đoàn Dự, anh đã gọi cô là "thần tiên tỷ tỷ". Ngữ Yên là con gái ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần, người nước Đại Lý, với Vương phu nhân, thuộc họ Mộ Dung, người Tiên Ty.
Đồng thời, cô còn là cháu ngoại của Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy và là em họ của Mộ Dung Phục. Cô và Mộ Dung Phục là một cặp thanh mai trúc mã, và luôn có ước mơ được làm vợ Mộ Dung Phục.
Sau này, nhận ra sự ám ảnh của Mộ Dung Phục về việc phục quốc và cầu hôn với công chúa Tây Hạ, Vương Ngữ Yên mới nhận ra rằng Mộ Dung Phục chưa bao giờ yêu mình. Đau khổ, cô nhảy vào giếng ****** nhưng may mắn được Đoàn Dự cứu sống.
Lúc phải lòng Đoàn Dự, cô đau khổ khi phát hiện mình là con gái của Đoàn Chính Thuần và là em gái cùng cha khác với mẹ với chàng. Cuối truyện, bí mật được hé lộ khi Đoàn Dự không phải con của Đoàn Chính Thuần. Sau khi trở thành Hoàng đế Đại Lý, anh đã lập Vương Ngữ Yên làm Hoàng hậu.
Tuy nhiên, ở bản sửa đổi năm 2009 của Thiên long bát bộ, Kim Dung đã để cho Vương Ngữ Yên trở về chăm sóc Mộ Dung Phục.
Kim Dung là cố nhà văn nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm võ hiệp đình đám như Thiên Long Bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiếu ngạo giang hồ, Tuyết Sơn phi hồ.... Hầu hết các nhân vật nữ chính ông xây dựng đều được khắc họa có vẻ đẹp kinh diễm, rung động lòng người và rất giỏi võ công như Tiểu Long Nữ, Hoàng Dung, Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược....
Bên cạnh đó, Kim Dung còn sáng tạo nên nhiều nhân vật nữ không có võ nghệ cao cường nhưng vẫn khiến các anh hùng võ lâm mê mẩn. Dưới đây là danh sách 4 mỹ nữ không biết võ công trong tiểu thuyết của cố nhà văn nổi tiếng.
Miêu Nhược Lan
Miêu Nhược Lan là nữ chính trong tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ. Đây là một trong số ít những nhân vật chính không biết võ công mà cố nhà văn Kim Dung dựng nên. Nhược Lan là con gái của Kim Diện Phật Miêu Nhân Phụng, có vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng, thông minh và tài hoa hơn người.
Kim Diện Phật là người có võ nghệ cao cường và luôn hành hiệp trượng nghĩa. Dù có cha là người võ nghệ cao cường song Miêu Nhược Lan không được ông dạy võ công vì muốn hóa giải ân oán với người họ Hồ. Do trúng âm mưu của Điền Quy Nông, Miêu Nhân Phụng đã ngộ sát Hồ Nhất Đao - người mà trước đó ông đã nhận làm bằng hữu.
Sau khi biết rõ sự tình giữa cha mình và gia đình Hồ Nhất Đao, Miêu Nhược Lan rất khâm phục và mong có cơ hội thay cha chăm sóc con trai của Hồ Nhất Đao là Hồ Phỉ. Miêu Nhược Lan có thể nói là nhân vật hạnh phúc nhất trong số các tiểu thuyết của Kim Dung. Từ nhỏ đến lớn cô sống trong sự bao bọc của cha - người có võ nghệ cao cường. Khi trở thành thiếu nữ, cô lại được Hồ Phỉ hết lòng yêu thương, bảo vệ.
Khang Mẫn
Khang Mẫn là vợ của phó bang chủ Cái Bang - Mã Đại Nguyên, từng bị coi là "Đệ nhất *** phụ" phim kiếm hiệp Kim Dung. Dù không biết một chút võ công nào nhưng do biết tận dụng lợi thế nhan sắc, Khang Mẫn đã khiến bao anh hùng trong võ lâm điên đảo vì ả.
Khang Mẫn vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, vì ganh ghét cô bé nhà hàng xóm có áo mới, nửa đêm Khang Mẫn lén mò sang, dùng kéo cắt nát chiếc áo ấy. Trước khi đến với Mã Đại Nguyên, Khang Mẫn từng ăn nằm với Đoàn Chính Thuần. Vì vua Đại Lý "trót quên" nên Khang Mẫn mới đến với Mã Đại Nguyên.
Do bản tính lẳng lơ, cộng với việc chưa hài lòng với vị trí Mã phu nhân, Khang Mẫn vừa gặp Kiều Phong tại Bách Hoa hội ở Lạc Dương đã xiêu lòng. Vì dụ dỗ Kiều Phong không thành, ả tìm trăm phương ngàn kế dồn chàng vào chỗ chết, khiến anh vô tình sát hại A Châu.
Về sau Khang Mẫn phản bội chồng nàng còn dùng thân để lần lượt "mua" trưởng lão Cái bang Bạch Thế Kính, Toàn Quán Thanh... bày kế sát hại chồng chỉ vì đấng phu quân này không nghe lời ả.
Với tâm địa độc ác, Khang Mẫn còn lợi dụng cơ hội trả thù Đoàn Chính Thuần và tra tấn ông. Cuối cùng Khang Mẫn bị A Tử tra tấn để trả thù cho A Châu. Khang Mẫn chết vì sốc sau khi nhìn thấy ảnh phản chiếu của mình trong gương.
Ngân Cô
Viên Ngân Cô là nhân vật phụ trong tiểu thuyết Phi hồ ngoại truyện, có kết thúc bi thảm nhất của Kim Dung. Ngân Cô sinh ra trong gia đình nghèo ở làng chài đánh cá. Dù vậy, Ngân Cô lại có dung mạo rất xinh đẹp. Vẻ đẹp của Ngân Cô được miêu tả như đóa "hắc mẫu đơn".
Không chỉ có nhan sắc mỹ miều, Ngân Cô còn là người phụ nữ có tính cách dịu dàng, ôn hòa. Tuy nhiên, số phận Ngân Cô lại gặp nhiều trái ngang. Do không biết võ công lại có nhan sắc, Ngân Cô lọt vào mắt xanh tên ác bá Phượng Thiên Nam và bị hắn cưỡng bức.
Sau này, cô sinh ra Viên Tử Y. Nhờ nhan sắc xinh đẹp, Ngân Cô được một anh chàng bán cá trong thị trấn ngỏ ý muốn cưới làm vợ, coi con gái riêng của cô như con ruột mình. Khi biết chuyện, Phượng Thiên Nam tỏ ra tức giận và giết chết anh chàng này. Sau khi cùng con gái chạy trốn đến Giang Tây, Ngân Cô lại bị tên ác bá Thang Phái cưỡng bức. Cuối cùng, Ngân Cô chọn cách tự vẫn để giải thoát cho chính mình.
Vương Ngữ Yên
Vương Ngữ Yên và Miêu Nhược Lan có một điểm chung giống nhau là dù chẳng có võ nghệ cao cường nhưng có cuộc sống đủ đầy, sung túc và được bao bọc, che chở ngay từ khi mới sinh ra. Chính vì thế, dù sở hữu nhan sắc hơn người song cả hai đại mỹ nhân này không có số phận bi kịch như Ngân Cô.
Vương Ngữ Yên được trời phú cho một vẻ đẹp sắc nước hương trời. Trong lần gặp gỡ với Đoàn Dự, anh đã gọi cô là "thần tiên tỷ tỷ". Ngữ Yên là con gái ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần, người nước Đại Lý, với Vương phu nhân, thuộc họ Mộ Dung, người Tiên Ty.
Đồng thời, cô còn là cháu ngoại của Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy và là em họ của Mộ Dung Phục. Cô và Mộ Dung Phục là một cặp thanh mai trúc mã, và luôn có ước mơ được làm vợ Mộ Dung Phục.
Sau này, nhận ra sự ám ảnh của Mộ Dung Phục về việc phục quốc và cầu hôn với công chúa Tây Hạ, Vương Ngữ Yên mới nhận ra rằng Mộ Dung Phục chưa bao giờ yêu mình. Đau khổ, cô nhảy vào giếng ****** nhưng may mắn được Đoàn Dự cứu sống.
Lúc phải lòng Đoàn Dự, cô đau khổ khi phát hiện mình là con gái của Đoàn Chính Thuần và là em gái cùng cha khác với mẹ với chàng. Cuối truyện, bí mật được hé lộ khi Đoàn Dự không phải con của Đoàn Chính Thuần. Sau khi trở thành Hoàng đế Đại Lý, anh đã lập Vương Ngữ Yên làm Hoàng hậu.
Tuy nhiên, ở bản sửa đổi năm 2009 của Thiên long bát bộ, Kim Dung đã để cho Vương Ngữ Yên trở về chăm sóc Mộ Dung Phục.