Không chỉ có Vòm Sắt, đây là toàn bộ cách Israel phòng thủ trước cuộc tấn công bằng drone và tên lửa của Iran

TienCM

Pearl
Hôm thứ Bảy (13/4), Iran đã phóng hơn 200 drone (máy bay không người lái) và tên lửa hành trình vào Israel, nhằm đáp trả cuộc tấn công hồi đầu tháng này nhằm vào đại sứ quán Iran ở Syria. Khi các drone di chuyển khắp Trung Đông để đến mục tiêu, Israel đã sử dụng một số hệ thống phòng thủ để cản trở bước tiến của chúng. Trong đó, tuyến phòng thủ quan trọng nhất là Vòm Sắc (Iron Dome).
Không chỉ có Vòm Sắt, đây là toàn bộ cách Israel phòng thủ trước cuộc tấn công bằng drone và tên lửa của Iran
Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel
Vòm Sắt, đã hoạt động được hơn một thập kỷ, bao gồm ít nhất 10 khẩu đội phòng thủ tên lửa được bố trí chiến lược trên khắp đất nước. Khi radar phát hiện các vật thể đang đến, nó sẽ gửi thông tin đó trở lại trung tâm chỉ huy và kiểm soát, trung tâm này sẽ theo dõi mối đe dọa để đánh giá xem đó có phải là cảnh báo sai hay không và nơi nó có thể tấn công nếu là mối đe đọa. Sau đó, hệ thống Vòm Sắt sẽ bắn tên lửa đánh chặn vào các mục tiêu đang tấn công vào Israel.
Iain Boyd, giám đốc Trung tâm Sáng kiến An ninh Quốc gia tại Đại học Colorado của Mỹ, cho biết: “Hệ thống Vòm Sắt được thiết kế để phòng thủ trước các tên lửa bay thấp, di chuyển nhanh”. Hệ thống này cũng rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tấn công dữ dội của drone. Theo Ianin Boyd, drone sẽ bay chậm hơn tên lửa nên có thể nói đây là mối đe dọa dễ giải quyết hơn.
Tuy vậy, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu drone bay thấp đến mức radar không thể phát hiện ra. Thêm nữa, thách thức lớn hơn nữa có thể là số lượng. Israel có hàng trăm tên lửa đánh chặn trong tay, nhưng Vòm Sắt vẫn có khả năng bị áp đảo như đã từng xảy ra vào ngày 7/10 khi Hamas tấn công Israel bằng hàng nghìn tên lửa.
Các quan chức Mỹ cho biết cho đến nay Iran đã phóng tổng cộng 150 tên lửa vào Israel. Vòm Sắt đã tích cực làm chệch hướng chúng nhưng một cậu bé 10 tuổi được cho là đã bị thương do mảnh đạn từ tên lửa đánh chặn.
Mặc dù Vòm Sắt là tuyến phòng thủ cuối cùng và được cho là tốt nhất của Israel nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Các drone vừa được dùng để tấn công Israel có thể là Shahed-136 do Iran sản xuất. Loại drone này đã đóng vai trò nổi bật trong cuộc chiến của Nga và Ukraine. Đây là những drone mang theo đầu đạn được thiết kế để đâm vào mục tiêu. Đặc biệt, chi phí sản xuất của những drone này tương đối rẻ.
“Ở một cấp độ nào đó, việc hạ gục chúng không khó. Chúng không tàng hình, bay không nhanh và không cơ động”, David Ochmanek, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận RAND Corporation, cho biết. “Ở một khía cạnh nào đó, chúng giống như những mục tiêu trên không.”
Sự chậm chạp và đường bay cố định có nghĩa là các drone phải di chuyển trong vài giờ trước khi đến đích dự định, tạo ra nhiều cơ hội để đánh chặn.
“Bởi vì có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo trước về drone nên có lẽ sẽ có rất nhiều hệ thống có thể quan sát và theo dõi những thứ này”, Tom Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn chính sách của Mỹ, cho biết.
Không chỉ hệ thống Vòm Sắt, quân đội Mỹ cũng tham gia theo dõi và đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa và drone nhằm vào Israel. Trong cuộc tấn công hôm 13/4 vừa qua, quân đội Mỹ xác nhận họ đã bắn hạ một số drone của Iran và sẽ tiếp tục làm như vậy. Vương quốc Anh cho biết họ sẽ cung cấp sự hỗ trợ dự phòng cùng với Mỹ trong việc đánh chặn drone tấn công của Iran.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nên xem nhẹ những chiếc drone cảm tử của Iran. “Chúng có đầu đạn nổ nặng vài chục kg. Nếu bắn trúng một tòa nhà, nó sẽ phá hủy tòa nhà đó,” Ochmanek nói. “Còn một điều nữa là chúng bay thấp nên khả năng phát hiện cũng khó khăn và có thể bị phát hiện muộn khi chúng đã đến gần mục tiêu.”
Các hệ thống phòng thủ tầm xa hơn của Israel cũng đã phát huy tác dụng. Tên lửa chống đạn đạo Arrow 3 của nước này có thể đánh chặn các mục tiêu ngoài khí quyển trong khi hệ thống Arrow 2 có tầm bắn ngắn hơn nhưng vẫn được coi là cực kỳ hiệu quả. Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari ghi nhận hệ thống Arrow đã tiêu diệt được hầu hết tên lửa đạn đạo của Iran. Ngoài ra còn có hệ thống phòng thủ trên không David's Sling có tầm bắn ngắn hơn nhiều so với Arrow nhưng sẽ tỏ ra hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng drone.
Không chỉ có Vòm Sắt, đây là toàn bộ cách Israel phòng thủ trước cuộc tấn công bằng drone và tên lửa của Iran
Hệ thống phòng thủ trên không David's Sling
Daniel Hagari cũng cho biết Israel sẽ xáo trộn tín hiệu GPS để ngăn chặn cuộc tấn công bằng drone.
Câu hỏi bây giờ là cuộc tấn công này của Iran sẽ tiến xa đến đâu và nguồn lực phòng không của Israel sẽ trụ vững như thế nào sau ngày 7/10 và nhiều tháng tấn công liên tục vào Gaza.
“Tôi nghĩ đó có lẽ là một phần trong chiến lược của Iran. Các cuộc tấn công trong sáu tháng qua có lẽ đã làm cạn kiệt số lượng tên lửa đánh chặn có sẵn cho các hệ thống Iron Dome”, Iain Boyd nói. “Họ đã tận mắt chứng kiến hiệu quả của cuộc tấn công của Hamas. Tôi nghĩ họ đang cố gắng sử dụng cách tiếp cận tương tự.”
Trong bản cập nhật mới nhất của mình, người phát ngôn quân đội Israel cho biết Israel đã đánh chặn hầu hết trong số hàng chục tên lửa đất đối đất mà Iran đã phóng cho đến nay, cùng với hơn 10 tên lửa hành trình và hàng chục drone, tất cả đều nằm ngoài lãnh thổ Israel. Nhưng vẫn có không ít ý kiến lo ngại những điều còn chưa lường trước có thể xảy ra từ các cuộc tấn công của Iran trong thời gian tới.
>> Drone tầm xa của Iran vừa tấn công Israel đáng sợ thế nào?
>> Tin sốc: Iran tấn công Israel bằng drone
Nguồn: Wired
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top