thuha19051234
Pearl
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện hóa thạch của loài cú cổ đại đặc biệt được bảo quản rất tốt. Cấu trúc xương xung quanh mắt cho thấy một đồng tử nhỏ có thể tiếp nhận ít ánh sáng hơn. Cú không phải là loài mới trong hồ sơ hóa thạch, bằng chứng về sự tồn tại của chúng đã được tìm thấy trong các chi và mảnh vụn rải rác từ kỷ Pleistocen đến Paleocen (khoảng 11.700 năm đến 65 triệu năm trước). Tuy nhiên, điều khiến hóa thạch này trở nên độc đáo không chỉ là sự bảo tồn hiếm hoi của bộ xương khớp gần như hoàn chỉnh mà nó cung cấp bằng chứng đầu tiên về những hành vi ban ngày sớm hơn người ta nghĩ hàng triệu năm.
Nói cách khác loài cú cổ đại này không rình rập con mồi dưới lớp áo choàng bóng tối. Thay vào đó, loài chim này hoạt động dưới những tia sáng của mặt trời trong kỷ Miocen.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Thomas Stidham, đã mô tả các lớp màng cứng là "có đường viền gần giống hình thang (với phần hẹp về phía trung tâm của đồng tử)". Chúng chồng lên nhau để tạo thành một vòng có lỗ hình tròn bên trong nhỏ hơn và chu vi lớn hơn ở bên ngoài vòng, còn phần mở bên trong bao gồm mống mắt và đồng tử.
Ông nói rằng loài chim ăn đêm cần một độ mở lớn hơn để đón nhiều ánh sáng hơn những gì cần thiết cho mắt sử dụng vào ban ngày - thời điểm mà độ mở hay đồng tử nhỏ hơn để ánh sáng có thể nhìn thấy được. Họ đã thực hiện những cuộc kiểm tra thống kê trên các vòng màng cứng của hàng trăm loài chim và thằn lằn hoạt động vào ban đêm, hoàng hôn và ban ngày.
Các nhà khoa học vẫn cho rằng rất khó để xác định làm thế nào và khi nào mà loài cú đã tiến hóa để hình thành thói quen hoạt động ngày đêm của chúng, bởi vì hồ sơ hóa thạch loài cú trong thời gian sâu xa rất rời rạc. Và một trong những manh mối lớn nhất về việc một con cú hoạt động vào ban ngày hay ban đêm nằm trong hộp sọ, những hóa thạch có thể khó nắm bắt.
Theo Li, hóa thạch được một người nông dân tìm thấy cách đây một thời gian và được tặng cho Bảo tàng Sơn Đông Tianyu, ở đây nó đã được bảo quản cùng với hàng nghìn con khủng long có lông vũ và một số lượng lớn các hóa thạch chim cổ hơn. Cho đến khi nhóm nghiên cứu bắt đầu chú ý đến nó, hóa thạch là của một loài được tìm thấy trong Hệ tầng Linshiu ở Tây Tạng, nó có niên đại khoảng 6 triệu đến 9,5 triệu năm tuổi.
Mẫu vật tinh xảo này gần như được hoàn chỉnh, chỉ thiếu mặt trước. Khả năng bảo quản của nó được bảo quản trong tình trạng tốt đến mức thậm chí còn có cả chất chứa trong dạ dày: đó là những mảnh xương nhỏ mà nhóm nghiên cứu nghĩ là những động vật có vú nhỏ tương đương dựa trên phần xương còn sót lại. Li nói rằng ông và nhóm của mình cảm thấy rằng mặc dù nó vẫn nằm trong cơ thể nhưng chất trong dạ dày này khá đặc biệt, vì vị trí của chất cặn bã có nhiều khả năng ở phần trên của đường tiêu hóa và hình dạng của chất cặn xương khá giống viên nhỏ.
Tiến sĩ Denver Fowler không tham gia vào nghiên cứu nhận định rằng khám phá này rất thú vị. Ông nói rằng thời hiện đại vẫn có một vài con cú đi ăn vào ban ngày và băn khoăn rằng liệu những con cú cụ thể này có sinh hoạt hàng ngày hay không, và nếu như vậy thì áp lực sinh thái hoặc tiến hóa nào có thể đã thúc đẩy chúng chuyển đổi. Ông cùng với đồng nghiệp của mình cũng đang nghiên cứu một con cú hóa thạch đặc biệt được bảo quản tốt khác. Họ đã mô tả hóa thạch của cú tại một cuộc họp về Cổ sinh vật có xương sống nhưng vẫn chưa công bố công trình của mình. Mẫu vật của họ chỉ hoàn thiện khoảng 45% nhưng ngay cả trường hợp như vậy, nó cũng là một con cú hóa thạch cực kỳ quý hiếm khác được bảo quản tốt.
Tiến sĩ Denver Fowler đã mô tả mẫu vật này là tuyệt vời, ông cho rằng ban đầu nó hoàn thiện 100% nhưng các điều kiện thời tiết đã làm lộ bộ xương đã bị phá hủy hầu hết phần giữa của con vật. May mắn thay là những phần chứa những thông tin tốt nhất của bộ xương vẫn còn nguyên vẹn và hầu hết đều được khớp nối: hộp sọ 3D, cánh xa, các phần của cổ, cẳng chân và bàn chân.
Một khía cạnh đặc biệt thú vị của hóa thạch Wyoming là hình xương nhô lên trên hốc mắt của nó, đây không phải là đặc điểm thường thấy ở các loài chim sống về đêm. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này sắp tới.
"Hồ sơ hóa thạch của loài cú (không bao gồm những bộ xương 10.000 năm tuổi, về cơ bản là những loài sống, hầu như chỉ giới hạn ở những mảnh vỡ rời rạc, những chiếc xương kỳ lạ ở đây cung cấp những cái nhìn hạn chế nhưng đầy thách thức về quá trình tiến hóa của loài cú. Do đó, khám phá mới rất được hoan nghênh, đặc biệt là hộp sọ 3D, trong đó chỉ có một mẫu vật có thể so sánh được khác với mẫu mà chúng tôi đang nghiên cứu. Nó cũng bổ sung thêm những chi tiết cho câu chuyện về những cách loài chim đặc biệt này có những đặc tính săn mồi đáng kinh ngạc."
Việc phát hiện ra Miosurnia diurna cũng làm tăng số lượng các loài chim hóa thạch được tìm thấy trong Hệ tầng Liushu. Đó là một môi trường cổ đại hấp dẫn mà chúng ta có thể nhận ra ngày nay, một hệ sinh thái bao gồm kền kền, chim ăn thịt, gà gô và đà điểu. Các nhà nghiên cứu đã mô tả cách hóa thạch này tác động đến sự hiểu biết chung của chúng ta về hệ sinh thái cổ đại của xavan khô cằn trước đây, họ cũng hy vọng mọi người sẽ thấy loài cú "khá linh hoạt về mặt sinh thái nhờ sự thích nghi về hình thái, và chúng ta có thể tìm ra kiểu hành vi cổ xưa của chúng trong thời gian sâu xa thông qua những phát hiện hóa thạch mới với thử nghiệm giả thuyết nghiêm ngặt".
Hóa thạch nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng ít nhất một trong số những đơn vị phân loại cú ngày nay, đó không chỉ là sự tiến hóa của một loài đơn lẻ hay sự thay đổi hành vi gần đây đối với ban ngày mà là điều gì đó đã xảy ra hàng triệu năm trước và tác động đến nhiều nhóm cú hơn. Khám phá mới thực sự đã thay đổi bối cảnh về cách chúng ta nên nhìn vào sự tiến hóa của hành vi ban ngày ở loài cú.
Nguồn arstechnica
Nói cách khác loài cú cổ đại này không rình rập con mồi dưới lớp áo choàng bóng tối. Thay vào đó, loài chim này hoạt động dưới những tia sáng của mặt trời trong kỷ Miocen.
Khả năng nhìn được trong ánh sáng ban ngày ở loài cú
Hốc mắt của nó chính là chìa khóa để các nhà nghiên cứu kết luận về điều này. Tiến sĩ Zhiheng Li là tác giả chính của bài báo và là nhà cổ sinh vật học có xương sống, hiện đang tập trung nghiên cứu các loài chim hóa thạch tại Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật có xương sống (IVPP) ở Trung Quốc, ông giải thích rằng các xương lớn xung quanh mắt của các loài chim được gọi là các lớp màng cứng cung cấp thông tin về kích thước của đồng tử mà chúng bao quanh. Trong trường hợp này, đồng tử của loài cú hóa thạch này rất nhỏ, điều đó có nghĩa là chúng có thể có được thị lực tốt hơn với độ mở nhỏ hơn.Ông nói rằng loài chim ăn đêm cần một độ mở lớn hơn để đón nhiều ánh sáng hơn những gì cần thiết cho mắt sử dụng vào ban ngày - thời điểm mà độ mở hay đồng tử nhỏ hơn để ánh sáng có thể nhìn thấy được. Họ đã thực hiện những cuộc kiểm tra thống kê trên các vòng màng cứng của hàng trăm loài chim và thằn lằn hoạt động vào ban đêm, hoàng hôn và ban ngày.
Các nhà khoa học vẫn cho rằng rất khó để xác định làm thế nào và khi nào mà loài cú đã tiến hóa để hình thành thói quen hoạt động ngày đêm của chúng, bởi vì hồ sơ hóa thạch loài cú trong thời gian sâu xa rất rời rạc. Và một trong những manh mối lớn nhất về việc một con cú hoạt động vào ban ngày hay ban đêm nằm trong hộp sọ, những hóa thạch có thể khó nắm bắt.
Hóa thạch được phát hiện từ lâu, nhưng gần đây mới được phân tích
Việc có một hộp sọ được bảo quản tốt mang lại cái nhìn sâu sắc hiếm có về ít nhất một loài trong kỷ Miocen. Những phân tích của các nhà nghiên cứu đã xếp loài cú hóa thạch này vào tộc Surniini ("clade" là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm có tổ tiên chung), bao gồm các loài cú ngày nay, chẳng hạn như cú lùn và cú diều hâu phương Bắc. Và họ nói thêm rằng, nếu loài cú cổ đại này sinh ra hàng triệu năm trước, thì có khả năng họ hàng gần sau của nó cũng vậy. Tiến sĩ Li nói rằng nếu nhìn một cách phiến diện về lịch sử tiến hóa, có khả năng nhất là giải thích nó với ít thay đổi tiến hóa nhất. Ông và các đồng nghiệp của mình đã đặt tên cho loài cú có kích thước trung bình mới này là Miosurnia diurna, một cái tên thể hiện sự tồn tại của nó trong thời kỳ Miocen, giống loài cú diều hâu phương bắc ngày nay (Surnia ulula) và hành vi hoạt động ban ngày của nó.Theo Li, hóa thạch được một người nông dân tìm thấy cách đây một thời gian và được tặng cho Bảo tàng Sơn Đông Tianyu, ở đây nó đã được bảo quản cùng với hàng nghìn con khủng long có lông vũ và một số lượng lớn các hóa thạch chim cổ hơn. Cho đến khi nhóm nghiên cứu bắt đầu chú ý đến nó, hóa thạch là của một loài được tìm thấy trong Hệ tầng Linshiu ở Tây Tạng, nó có niên đại khoảng 6 triệu đến 9,5 triệu năm tuổi.
Mẫu vật tinh xảo này gần như được hoàn chỉnh, chỉ thiếu mặt trước. Khả năng bảo quản của nó được bảo quản trong tình trạng tốt đến mức thậm chí còn có cả chất chứa trong dạ dày: đó là những mảnh xương nhỏ mà nhóm nghiên cứu nghĩ là những động vật có vú nhỏ tương đương dựa trên phần xương còn sót lại. Li nói rằng ông và nhóm của mình cảm thấy rằng mặc dù nó vẫn nằm trong cơ thể nhưng chất trong dạ dày này khá đặc biệt, vì vị trí của chất cặn bã có nhiều khả năng ở phần trên của đường tiêu hóa và hình dạng của chất cặn xương khá giống viên nhỏ.
Đã có những hóa thạch loài cú tương tự được phát hiện trước đó
Tiến sĩ Denver Fowler đã mô tả mẫu vật này là tuyệt vời, ông cho rằng ban đầu nó hoàn thiện 100% nhưng các điều kiện thời tiết đã làm lộ bộ xương đã bị phá hủy hầu hết phần giữa của con vật. May mắn thay là những phần chứa những thông tin tốt nhất của bộ xương vẫn còn nguyên vẹn và hầu hết đều được khớp nối: hộp sọ 3D, cánh xa, các phần của cổ, cẳng chân và bàn chân.
Một khía cạnh đặc biệt thú vị của hóa thạch Wyoming là hình xương nhô lên trên hốc mắt của nó, đây không phải là đặc điểm thường thấy ở các loài chim sống về đêm. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này sắp tới.
"Hồ sơ hóa thạch của loài cú (không bao gồm những bộ xương 10.000 năm tuổi, về cơ bản là những loài sống, hầu như chỉ giới hạn ở những mảnh vỡ rời rạc, những chiếc xương kỳ lạ ở đây cung cấp những cái nhìn hạn chế nhưng đầy thách thức về quá trình tiến hóa của loài cú. Do đó, khám phá mới rất được hoan nghênh, đặc biệt là hộp sọ 3D, trong đó chỉ có một mẫu vật có thể so sánh được khác với mẫu mà chúng tôi đang nghiên cứu. Nó cũng bổ sung thêm những chi tiết cho câu chuyện về những cách loài chim đặc biệt này có những đặc tính săn mồi đáng kinh ngạc."
Việc phát hiện ra Miosurnia diurna cũng làm tăng số lượng các loài chim hóa thạch được tìm thấy trong Hệ tầng Liushu. Đó là một môi trường cổ đại hấp dẫn mà chúng ta có thể nhận ra ngày nay, một hệ sinh thái bao gồm kền kền, chim ăn thịt, gà gô và đà điểu. Các nhà nghiên cứu đã mô tả cách hóa thạch này tác động đến sự hiểu biết chung của chúng ta về hệ sinh thái cổ đại của xavan khô cằn trước đây, họ cũng hy vọng mọi người sẽ thấy loài cú "khá linh hoạt về mặt sinh thái nhờ sự thích nghi về hình thái, và chúng ta có thể tìm ra kiểu hành vi cổ xưa của chúng trong thời gian sâu xa thông qua những phát hiện hóa thạch mới với thử nghiệm giả thuyết nghiêm ngặt".
Hóa thạch nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng ít nhất một trong số những đơn vị phân loại cú ngày nay, đó không chỉ là sự tiến hóa của một loài đơn lẻ hay sự thay đổi hành vi gần đây đối với ban ngày mà là điều gì đó đã xảy ra hàng triệu năm trước và tác động đến nhiều nhóm cú hơn. Khám phá mới thực sự đã thay đổi bối cảnh về cách chúng ta nên nhìn vào sự tiến hóa của hành vi ban ngày ở loài cú.
Nguồn arstechnica