Không như Apple và Sony, Samsung quyết định sẽ không kinh doanh xe điện

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Thị trường xe điện (EV) ngày càng được ưa chuộng khi nhận thức của con người về môi trường và tiềm năng phát triển của dòng xe này tăng lên. Bên cạnh đó, những vấn đề ban đầu của xe điện đang được giải quyết tích cực từ dung lượng pin, phạm vi hoạt động cho đến chi phí xe, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ đã và đang thu hút nhiều hãng công nghệ tham gia vào cuộc đua. Sony và Apple là hai trong số những ông lớn chọn mở rộng mảng xe EV. Tuy nhiên, đối thủ của họ, Samsung, lại chọn ở ngoài cuộc chơi.
Không như Apple và Sony, Samsung quyết định sẽ không kinh doanh xe điện
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong
Thông tin trên được đưa ra bởi hai CEO cấp cao của gã khổng lồ xứ sở kim chi. Lý do là vì việc gia nhập thị trường này không đảm bảo tạo ra lợi nhuận bền vững. Ngoài ra, họ muốn tránh bất cứ mâu thuẫn nào với những khách hàng cấp cao bởi vì mảng đúc bán dẫn vẫn dựa vào hợp đồng giữa 2 bên.
“Sau khi xem xét kỹ lưỡng, phản hồi và thảo luận với khách hàng, ban lãnh đạo hàng đầu của Samsung đã nhất trí rằng việc thâm nhập phân khúc xe EV không phù hợp về cả quan điểm lợi nhuận và quan điểm quản lý khách hàng”, nguồn tin nội bộ công ty cho biết.

Bất lợi về lợi nhuận

“Giả sử nếu công ty dấn thân, mục tiêu cốt lõi để cải thiện chất lượng sản phẩm là phải loại bỏ các mẫu không hiệu quả và cắt giảm số lượng các mẫu tổng thể, cuối cùng tập trung bán những mẫu có độ hoàn thiện cao. Samsung sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến thiết kế hoàn thiện xe EV. Điều này chắc chắn tiêu tốn khoản tiền đầu tư khổng lồ dù không đảm bảo lợi nhuận cho Samsung”, theo nguồn tin.
Không giống như Samsung, Apple về cơ bản là một công ty thiết kế, họ tự thiết kế flagship và mua những phần khác từ công ty đối tác, trong đó có Samsung. Apple không chuyển đổi thành một công ty sản xuất EV đại trà, mục tiêu của họ là hướng tới phân khúc cao cấp, có giá dao động từ 100.000 USD trở lên, đắt hơn Tesla Model S.

“Đúng vậy, Apple vẫn chỉ muốn phục vụ người dùng cao cấp. Tổ chức này muốn chứng minh bản thân là nhà sáng tạo nội dung thực thụ, kiêm người dẫn đầu trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu. Từ đó buộc người dùng phải trung thành lâu dài với sản phẩm của Apple”, nhà phân tích Lee Han-joon của KTB Investment & Securities cho biết. Ông nói thêm rằng, việc Samsung loay hoay để tìm kiếm kim loại cao cấp như titanium cũng là yếu tố khiến công ty khó lấn sân sang EV.
Thêm vào đó, thị trường xe điện đang hoạt động dựa vào mối quan hệ gắn kết giữa 3 đơn vị: nhà sản xuất pin, phụ tùng và nhà sản xuất xe, thông qua thành lập liên doanh hoặc mua hợp đồng. Trong khi đó, Samsung không có nhiều thành tích về việc tích cực nhảy vào các thị trường vốn đã bùng nổ.

Tránh xung đột lợi ích với khách hàng cấp cao

Điểm lưu ý khác, Samsung đã và đang dựa nhiều hơn vào mảng kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, như xưởng đúc bán dẫn. Trong vụ kiện với Apple về bản quyền thiết kế, công ty luôn cố gắng tránh mọi tranh cãi lợi ích với khách hàng và khách hàng tiềm năng của mình.
Cuộc chiến giữa Samsung và Apple trong thị trường điện thoại di động là cần thiết, vì đó là lĩnh vực hãng có thể quản lý dựa trên cấu trúc kinh doanh liên kết theo chiều dọc. Ở thời điểm đó, gã khổng lồ xứ kim chi còn yêu cầu tất cả nhân viên đẩy nhanh deadline để có thể vượt qua Apple, điều này vô tình làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng Samsung.
Theo
vietnambiz, cấu trúc liên kết theo chiều dọc (tiếng Anh: Vertical Integration) là một chiến lược theo đó một công ty sở hữu hoặc kiểm soát các nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc địa điểm bán lẻ của mình để kiểm soát chuỗi giá trị và cung ứng.
Không như Apple và Sony, Samsung quyết định sẽ không kinh doanh xe điện
Samsung Electronics là nhà sản xuất ti vi, thiết bị gia dụng và chip nhớ hàng đầu thế giới. Công ty liên kết pin Samsung SDI là đơn vị sản xuất pin EV cho BMW, và đang có kế hoạch mở rộng danh sách khách hàng của nó thông qua liên doanh với Stellantis có trụ sở tại Canada. Samsung Display cung cấp màn hình cho các nhà sản xuất ôtô, đơn vị con của nó - Samsung Electro-Mechanics - có khách hàng là Tesla. Nhờ cấu trúc kinh doanh liên kết theo chiều dọc, tập đoàn Samsung có khả năng sản xuất thành phẩm và bán linh kiện cho những ông lớn công nghệ khác.
“Với danh sách dài các khách hàng cấp cao, Samsung không cần thiết phải làm mất lòng họ, nhất là khi mảng kinh doanh điện thoại không còn tạo ra nhiều lợi nhuận như trước. Với vị thế của công ty cũng như thế mạng về linh kiện, điều tối quan trọng là Samsung phải có đường lối quản lý rõ ràng và hiệu quả với khách hàng. Một bài học khác cho Samsung từ vụ kiện với Apple là luôn luôn nhận thức được tầm quan trọng của tuân thủ”, một nguồn tin nội bộ cho biết.
Giờ đây, Samsung nhận ra rằng việc chạy theo những mảnh kinh doanh mới có thể làm thương hại đến lợi ích của cả công ty và khách hàng của mình. Và mảng kinh doanh xưởng đúc chính là con bài quan trọng tại thời điểm hiện tại, nên không có lý do gì gã khổng lồ phải làm mất lòng của khách hàng bên thứ ba.
Nguồn: Koreatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top