Không phải loài rắn nào cũng đẻ trứng, cận cảnh quá trình sinh nở của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Hiện nay, có hơn 20 họ rắn đang được công nhận, trong đó bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400 - 3.550 loài. Không chỉ đa dạng về số loài, rắn còn có hình thức sinh sản rất đa dạng và được chia làm 03 loại: Rắn đẻ con, rắn đẻ trứng và rắn đẻ trứng thai.

Trong đó hình thức đẻ trứng sẽ chiếm đa số (70%), tiếp đến là hình thức đẻ con như rắn biển, rắn bù lịch, rắn bông súng, rắn râu, rắn ri voi, rắn lục xanh, rắn lục mép trắng... Giống như nhiều loài rắn hổ lục khác, rắn hổ lục Gaboon cũng là loài đẻ con.

1718760582768.png


Rắn hổ lục Gaboon là loài rắn độc nguy hiểm với răng nanh dài nhất thế giới (5 cm). Răng nanh lớn cũng giúp chúng tiết ra liều lượng nọc độc cao nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác. Đây cũng là loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi (trung bình 7 - 10 kg và cực đại là 20 kg).

Tuy nhiên chúng sống chủ yếu ở rừng mưa tại châu Phi hạ Sahara nên hiếm khi đụng độ con người. Hơn nữa loài rắn này chỉ hoạt động về đêm, di chuyển rất chậm chạp và điềm tĩnh (hiếm khi cắn người). Rắn Gaboon cái sẽ mang thai trong vòng 7 tháng. Mỗi lứa đẻ có thể lên tới 30 con. Những con rắn con sẽ được bao phủ bởi một lớp màng mỏng (membrane) ngay khi sinh ra. Con non mới sinh đã dài đến 30 cm.

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top