thuha19051234
Pearl
Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một số ít xương ở phần chân của những con khủng long khổng lồ từng sống lang thang khắp vùng Mississippi cổ đại khoảng 85 triệu năm trước. Hiện khoa học vẫn chưa thể tái tạo chính xác diện mạo của những con vật khổng lồ này.
Tuy nhiên, bộ sưu tập hóa thạch ít ỏi cũng đủ để gợi ý về một vùng đất ít được biết đến của loài khủng long từng sống ở nửa phía đông của Bắc Mỹ trong kỷ Phấn trắng. Nỗi ám ảnh của những con khủng long bạo chúa và khủng long Styracosaurus ở phía tây đã quen thuộc, nhưng loài loài khủng long ở phía đông sông Mississippi là điều hoàn toàn mới.
Bộ sưu tập xương thuộc về loài khủng long được gọi là ornithomimosaurs - trông giống với chim đà điểu ngày nay, với đuôi và bàn tay có móng vuốt. Các nhà khoa học đề xuất rằng chúng đại diện cho hai loài khủng long chưa được biết đến, một trong số chúng có kích thước lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài sinh vật nào được tìm thấy trên lục địa.
Mặc dù chỉ có số lượng ít nhưng những bộ xương từ Mississippi vẫn chứa đựng một số manh mối kể về loài khủng long này. Khi so sánh những xương đó với các loài khủng long khác nổi tiếng hơn, cũng như nghiên cứu cấu trúc hiển vi của xương để ước tính mô hình phát triển của khủng long, các chuyên gia đã có thể tính toán ước tính kích thước và tuổi cho những con khủng long trong mẫu.
Một trong số chúng có kích thước tương tự như Gallimimus - một loài khủng long đã từng xuất hiện trong các bộ phim về Công viên kỷ Jura và có thể dài tới hơn 6 mét và nặng gần nửa tấn. Ít nhất một trong những mẩu xương từ loài ornithomimosaur này cho thấy rằng con khủng long khoảng 14 tuổi khi nó chết, với độ tuổi và kích thước cơ thể tương tự như những loài ornithomimosaur lớn khác được tìm thấy ở những nơi khác.
Còn một số xương bàn chân có kích thước tương đương với một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất từng được tìm thấy - loài Deinocheirus. Chúng thuộc về một loài của ornithomimosaur có kích thước giống loài Tyrannosaurus đã lang thang ở Mông Cổ thuộc kỷ Phấn trắng. Một câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là tại sao những con vật khổng lồ như vậy lại xuất hiện ở phía đông của lục địa, chứ không phải trong các tảng đá giàu hóa thạch ở phía tây?
Các nhà nghiên cứu cho rằng do đặc điểm địa chất ở phía tây Bắc Mỹ mà nhiều loài khủng long có thể sống cạnh nhau, hóa thạch của chúng đã được tìm thấy từ các lớp đá giống nhau. Tuy nhiên có thể chỉ ra rằng các loài khủng long ăn thịt thích các nguồn thức ăn khác nhau hoặc các yêu cầu về môi trường sống khác để cùng tồn tại.
>>>Giới khoa học ủ ê rầu rĩ vì bộ xương khủng long bạo chúa đem bán đấu giá có thể thu về 25 triệu USD
Nguồn smithsonianmag
Tuy nhiên, bộ sưu tập hóa thạch ít ỏi cũng đủ để gợi ý về một vùng đất ít được biết đến của loài khủng long từng sống ở nửa phía đông của Bắc Mỹ trong kỷ Phấn trắng. Nỗi ám ảnh của những con khủng long bạo chúa và khủng long Styracosaurus ở phía tây đã quen thuộc, nhưng loài loài khủng long ở phía đông sông Mississippi là điều hoàn toàn mới.
Bộ sưu tập xương thuộc về loài khủng long được gọi là ornithomimosaurs - trông giống với chim đà điểu ngày nay, với đuôi và bàn tay có móng vuốt. Các nhà khoa học đề xuất rằng chúng đại diện cho hai loài khủng long chưa được biết đến, một trong số chúng có kích thước lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài sinh vật nào được tìm thấy trên lục địa.
Một trong số chúng có kích thước tương tự như Gallimimus - một loài khủng long đã từng xuất hiện trong các bộ phim về Công viên kỷ Jura và có thể dài tới hơn 6 mét và nặng gần nửa tấn. Ít nhất một trong những mẩu xương từ loài ornithomimosaur này cho thấy rằng con khủng long khoảng 14 tuổi khi nó chết, với độ tuổi và kích thước cơ thể tương tự như những loài ornithomimosaur lớn khác được tìm thấy ở những nơi khác.
Còn một số xương bàn chân có kích thước tương đương với một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất từng được tìm thấy - loài Deinocheirus. Chúng thuộc về một loài của ornithomimosaur có kích thước giống loài Tyrannosaurus đã lang thang ở Mông Cổ thuộc kỷ Phấn trắng. Một câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là tại sao những con vật khổng lồ như vậy lại xuất hiện ở phía đông của lục địa, chứ không phải trong các tảng đá giàu hóa thạch ở phía tây?
Các nhà nghiên cứu cho rằng do đặc điểm địa chất ở phía tây Bắc Mỹ mà nhiều loài khủng long có thể sống cạnh nhau, hóa thạch của chúng đã được tìm thấy từ các lớp đá giống nhau. Tuy nhiên có thể chỉ ra rằng các loài khủng long ăn thịt thích các nguồn thức ăn khác nhau hoặc các yêu cầu về môi trường sống khác để cùng tồn tại.
>>>Giới khoa học ủ ê rầu rĩ vì bộ xương khủng long bạo chúa đem bán đấu giá có thể thu về 25 triệu USD
Nguồn smithsonianmag