Kì tích Việt Nam: đột phá ở thị trường ngàn tỷ USD, nước thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị mạng, tham vọng tạo ra sự khác biệt so với khu vực Đông

Viettel vừa chính thức giới thiệu chip 5G DFE do đội ngũ kỹ sư Viettel hoàn toàn làm chủ thiết kế tại Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) tổ chức tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở ở Hòa Lạc từ 28/10 đến 1/11.

Con chip do kỹ sư Việt hoàn toàn làm chủ thiết kế

Con chip này được xem là thành phần phức tạp nhất trong hệ sinh thái 5G, đóng vai trò xử lý các thuật toán 5G DFE, điều khiển toàn bộ các hoạt động của 5G RRU (khối thu/chuyển tín hiệu), cũng như giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác.
Đặc biệt, chip 5G DFE có mức độ phức tạp tương đương chip Apple A7, với năng lực tính toán lên tới 1.000 tỷ phép tính/giây và được các tập đoàn công nghệ lớn như Synopsys (Mỹ) đánh giá cao.
Trước đó, vào năm 2019, tờ Nikkei Asia đã đưa tin về ý định phát triển chip 5G của Viettel. Theo tờ báo Nhật Bản, trong khi Thái Lan, Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác nghiêng về hướng sử dụng công nghệ 5G do tập đoàn Huawei (Trung Quốc) phát triển thì Việt Nam muốn theo đuổi con đường của riêng mình.
Kì tích Việt Nam: đột phá ở thị trường ngàn tỷ USD, nước thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị mạng, tham vọng tạo ra sự khác biệt so với khu vực Đông Nam Á
Viettel đã đầu tư hàng triệu USD để phát triển chip 5G và nghiên cứu các thiết bị có chip 5G. Tập đoàn này tập trung vào các chipset tiên tiến đặt bên trong các thiết bị lõi nhằm xử lý dữ liệu từ nhiều thiết bị được nối mạng.
Tuy nhiên, Nikkei Asia dự đoán, Viettel có thể gặp phải những thách thức vì quá trình này đòi hỏi nhiều nỗ lực và nhiều năm liền mới có được kết quả. Bên cạnh đó, Viettel cũng cần nhiều loại chip khác nhau để xây dựng được hệ thống đáng tin cậy.
Cũng đưa tin về chủ đề này vào năm 2019, cổng thông tin công nghiệp di động toàn cầu Mobile World Live nhận định, Viettel dường như chưa có đủ năng lực chuyên môn và quy mô để mang thành công có được trong lĩnh vực di động sang lĩnh vực sản xuất linh kiện hoặc thiết bị.
Bình luận trên Mobile World Live, ông Marc Einstein - chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu ITR có trụ sở tại Nhật Bản cho biết, ông "không chắc Viettel có thể thực hiện được điều đó như thế nào" khi chưa có nền tảng R&D (Nghiên cứu & Phát triển) đủ vững chắc để tự phát triển các thiết bị từ đầu đến cuối. Ngoài ra, việc phát triển chip nội địa có thể tiêu tốn tới hàng tỷ USD.
Kì tích Việt Nam: đột phá ở thị trường ngàn tỷ USD, nước thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị mạng, tham vọng tạo ra sự khác biệt so với khu vực Đông Nam Á
Tuy nhiên, ông Einstein đề cập rằng, khi Viettel mới có mặt ở Việt Nam, tập đoàn này đã nhanh chóng vươn tới vị trí số 1 và sau đó mở rộng mạng lưới ra khắp thế giới. Do đó, "sẽ rất thú vị" để chờ xem Viettel sẽ thực hiện mục tiêu của họ như thế nào.
Giờ đây, khi chip 5G DFE ra mắt, có thể nói Viettel đã làm chủ công nghệ 5G và đang từng bước chứng minh năng lực của mình. Đáng nói, những gì Viettel đạt được không chỉ mang lại thành công cho tập đoàn này, mà còn đánh dấu thắng lợi về công nghệ đối với Việt Nam nói chung.
Ngoài Viettel, công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch FPT SemiConductor cũng chính thức ghi danh trên bản đồ công nghệ chip thế giới trong năm 2022 khi cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) ở lĩnh vực y tế, với tiêu chí "chip Make in Vietnam, Made by FPT". Đây được xem là bước đột phá trong hành trình khẳng định trí tuệ Việt.
Nhà phân tích Nga Taras Ivanov nhận định trên Sputnik: "Trước đây, lịch sử Việt Nam chưa từng ghi nhận việc sản xuất được con chip từ đầu đến cuối. Khi nói tới việc Việt Nam sẽ sản xuất chipset thì nhiều người không tin. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm, Viettel đã làm được chip.
Trong khi đó, tập đoàn FPT đã đưa ra chiến lược sản xuất chip với thời gian 10 năm và đang đi từng bước khá thận trọng. Có lẽ, thời gian sẽ là câu trả lời cho những ai chưa thực sự tin tưởng vào 'Make in Vietnam".

Kì tích Việt Nam: đột phá ở thị trường ngàn tỷ USD, nước thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị mạng, tham vọng tạo ra sự khác biệt so với khu vực Đông Nam Á
FPT sản xuất thành công chip vi mạch "Make in Vietnam". Ảnh: Sputnik

Sánh bước với các cường quốc công nghệ 5G

Theo Báo điện tử Chính phủ, Viettel là đại diện đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới sở hữu năng lực sản xuất thiết bị mạng 5G vào năm 2019. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất trên thế giới vừa là nhà khai thác mạng viễn thông vừa nghiên cứu sản xuất thiết bị.
Việc một doanh nghiệp của Việt Nam có thể làm chủ mạng 5G từ việc sản xuất các thiết bị mạng lõi sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tăng tốc trong Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nói về tầm quan trọng của 5G, khi trả lời tờ VnEconomy vào tháng 4 năm nay, ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào khẳng định, 5G là hạ tầng số quan trọng với các nền kinh tế.
Đây là thành tố quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế số, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư công nghệ cao.
Kì tích Việt Nam: đột phá ở thị trường ngàn tỷ USD, nước thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị mạng, tham vọng tạo ra sự khác biệt so với khu vực Đông Nam Á
Tới tháng 8, trong chương trình Đối thoại với chủ đề "Phát triển mạng 5G make in Việt Nam và cơ hội thúc đẩy thương mại hóa 5G" do VnEconomy tổ chức , ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm tại Việt Nam, Lào và Campuchia, đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ 5G.
Theo ông Nam, dự báo cho thấy công nghệ 5G sẽ tạo ra giá trị kinh tế khoảng 13.000 tỷ USD vào năm 2035 và tạo ra 22.000 việc làm mới, ảnh hưởng rộng lớn lên rất nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến giao thông vận tải, y tế, nông nghiệp, giáo dục và những giải pháp thành phố thông minh.
Ông Nam cho rằng, Việt Nam sẽ "hưởng lợi" rất nhiều từ những ứng dụng của 5G đối với các lĩnh vực này bởi Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất lớn, đồng thời đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ.
Đơn cử như sự chuyển đổi từ ô tô sử dụng động cơ đốt trong truyền thống sang ô tô điện, ô tô thông minh trong ngành giao thông; hay những ứng dụng drone, phân tích dữ liệu thời gian thực trong nông nghiệp thông minh...
Trong khi đó, tạp chí Silicon SemiConductor (Anh) nhận định, công nghệ 5G là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" trong ngành công nghiệp bán dẫn. Tương lai của 5G "rất sáng", việc đầu tư vào 5G sẽ có tác động hạ nguồn đến doanh số vật liệu bán dẫn.
Còn theo Sputnik , trong bối cảnh thị trường thế giới chưa cung cấp dòng sản phẩm chip 5G thương mại thì việc việc Viettel nghiên cứu thành công chip 5G là cột mốc quan trọng để Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đây là tiền đề để Viettel có thể sản xuất các loại chip phục vụ nhiều lĩnh vực như AI, 6G, IoT... trong tương lai.
Báo cáo của các tổ chức như Gartner, công ty tư vấn IDC Linx… cho biết, thị trường bán dẫn toàn cầu có quy mô khoảng 600 tỷ USD năm 2022 và dự báo sẽ chạm và vượt mức 1.000 tỷ USD vào giai đoạn 2030-2032.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top