Kiểm chứng chuyện tưởng như đùa: video YouTube có thực sự giúp đẩy nước ra khỏi điện thoại bị ướt?

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Trên YouTube có 1 video hướng dẫn cách loại bỏ nước ra khỏi điện thoại, chỉ đơn giản bật 1 đoạn âm thanh trầm, sâu, tiếng vo vo kéo dài nhằm rung lắc đẩy nước qua lỗ loa ra ngoài. Và cứ mỗi ngày trôi qua, hàng chục bình luận mới xuất hiện dưới video YouTube đó để cảm ơn mẹo vặt này. Nghe thì thật ngớ ngẩn! Chẳng lẽ bật 1 đoạn âm thanh YouTube lại có thể giúp điện thoại bạn đẩy nước ra ngoài.
  • Tôi đi qua sông và điện thoại để trong túi.
  • Tôi sử dụng điện thoại khi đang tắm thì đây là cứu cánh.
  • Đúng vậy, hơi nước từ vòi sen là lý do tôi ở đây.
Video này đã lên đến 45 triệu lượt xem và trong đó, có đến khoảng 1 nửa là những người mang điện thoại vào phòng tắm. Họ tìm đến nó nhằm hy vọng có thể đẩy nước ra khỏi điện thoại chỉ bằng cách bật video YouTube liên tục. Vì quá tò mò, biên tập viên The Verge đã quyết định điều tra thử xem cách làm kì lạ này có hiệu quả thật không.


Về lý thuyết, những gì loa điện thoại làm đẩy không khí ra xung quanh thông qua lỗ loa. Nếu lực đẩy này đủ mạnh, có thể đẩy được những giọt chất lỏng ra khỏi máy thật. Giám đốc nghiên cứu cấp cao Bose nói: “Phát âm trầm có tần số thấp nhất mà điện thoại có thể phát, với mức âm lượng to nhất cho phép. Điều đó giúp tạo ra chuyển động không khí đẩy nước bị kẹt bên trong ra.”
Ông còn cho biết thêm rằng loa càng to thì sức đẩy càng đáng kể. Điều đáng tiếc là hộp âm của điện thoại quá nhỏ do giới hạn về kích thước vật lý, khiến âm trầm của loa điện thoại không thể coi là lý tưởng, không đủ sâu nếu so với những củ loa lớn hơn rất nhiều. Như vậy, hóa ra cái video mà bạn tưởng là ngớ ngẩn trên YouTube lại đúng về mặt lý thuyết.
Biên tập viên The Verge tiếp tục liên lạc với iFixit để tham khảo. Hóa ra, Apple đã làm điều này từ lâu trên Apple Watch. Đồng hồ của công ty có thể đẩy nước sau khi bị bạn làm ướt bằng cách tạo ra rung động lớn bên trong. Kỹ sư sửa chữa Carsten Frauenheim nói: “Đó đơn giản là 1 loạt dao động không khí đẩy các giọt nước ra khỏi lỗ loa. Song chúng tôi không chắc với điện thoại có thể làm tương tự."

1724820427104.png

Thả điện thoại vào 1 bể UV

Shahram Mokhtari, kỹ sư tháo dỡ chính của iFixit và Chayton Ritter, một sinh viên kỹ thuật làm việc ở bộ phận biên tập tin bài của iFixit, đã lấy 4 chiếc điện thoại và làm ướt chúng. Họ sẽ kiểm tra xem trên smartphone, liệu lý thuyết kia có hiệu quả hay không. Đó là 4 chiếc iPhone 13, Pixel 7 Pro, Pixel 3 và Nokia 7.1, đều được lựa chọn ngẫu nhiên và sẵn sàng tiêu hủy nếu bị hỏng.
Chúng được thả vào 1 bể UV khoảng 1 phút, sau đó lấy ra và lắc nhẹ để hất văng nước. Họ phát video trên YouTube nhằm đẩy nước còn kẹt bên trong ra khỏi lỗ loa, để nguyên qua đêm. Ngày hôm sau, kiểm tra xem chỗ nào vẫn còn dính cặn UV sẽ là dấu hiệu cho thấy chất lỏng lọt vào nhưng không thoát ra được.
Và kết quả thật kì diệu. Bạn có tin được không? Chiếc Pixel 7 Pro khô ráo, Nokia 7.1 thì hỏng luôn hết cứu, iPhone 13 và Pixel 3 thì dính 1 tí chút. Tuy nhiên, đại diện iFixit lưu ý rằng các lớp keo của vỏ điện thoại không tồn tại mãi mãi, đôi khi bị hỏng mà bạn không biết. Bất kể các nhà sản xuất quảng cáo chống nước ầm ĩ như thế nào cũng đừng chủ quan.

1724820447569.png

Chiếc iPhone 13 dính cặn 1 số nơi cho thấy nước chưa hoàn toàn đẩy ra ngoài

The Verge kết luận, video YouTube tưởng là 1 trò đùa đó đã được kiểm chứng rõ ràng. Nó hoạt động thật chứ không phải chỉ để câu view. Trong video quay lại, iFixit lưu ý có 1 số giọt nước bắn ra thật, đó chắc chắn là giọt nước bị kẹt bên trong đã được đẩy ra. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, loa có thể đẩy được nước bị đọng ở đó nhưng còn nhiều chỗ khác trong điện thoại bị kẹt, đặc biệt là ở các rãnh quanh phím cứng, cổng USB và khe cắm SIM. Rõ ràng video trên YouTube không giúp được.
Mặc dù video trên YouTube có hiệu quả song khá hạn chế. Nó không nên được xem là biện pháp triệt để nếu muốn rút hết chất lỏng ra ngoài. Một phần bởi thiết kế khác biệt của điện thoại so với đồng hồ. Vậy nên, các hãng như Apple hay Samsung không cung cấp chức năng thoát nước tương tự trên sản phẩm của mình.

1724820765561.png

Nước đẩy ra khỏi lỗ loa

“Có ít lỗ hổng trên đồng hồ hơn điện thoại, cho phép rung động đẩy nước qua các lỗ trống còn lại hiệu quả hơn. Trên smartphone, loa đặt dưới đáy và phía trên, khiến các điểm kẹt nước như khe cắm SIM không chịu tác động. Đơn giản là bạn không có cách nào tạo ra rung động đẩy nước qua các khe rãnh tí xíu đó”
- Mokhtari nói.
Sau thử nghiệm của iFixit, 3 trong 4 chiếc máy vẫn hoạt động tốt, Pixel 7 Pro thậm chí còn “khô rang” cho thấy không còn nước UV đọng lại. Dù vậy, bạn có thể sử dụng cách đơn giản này để giảm thiểu thiệt hại. Chỉ cần đừng tin tưởng nó thái quá! Đó không phải 1 biện pháp vạn năng khi điện thoại rơi vào nước. Cách tốt nhất là đừng khiến điện thoại bị rơi vào nước.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top