Kinh ngạc người Ai Cập cổ đại đã có đài thiên văn hàng ngàn năm tuổi

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập vừa công bố phát hiện một đài thiên văn cổ đại được xây dựng bằng gạch bùn, có niên đại khoảng 2.600 năm tuổi, tại di chỉ khảo cổ Tell El Fara'in ở tỉnh Kafr El Sheikh.

Công trình kiến trúc độc đáo này được cho là nơi các nhà thiên văn cổ đại Ai Cập quan sát, ghi chép và nghiên cứu về vũ trụ. Đài thiên văn có kết cấu hình chữ L đặc trưng, tương tự lối vào các kim tự tháp Ai Cập cổ đại, với phần sảnh trung tâm được xây dựng bằng gạch bùn.

Điểm nhấn ấn tượng của đài thiên văn là bệ đá khắc họa hình ảnh Mặt trời mọc và lặn theo các mùa, cho thấy sự hiểu biết về thiên văn của người Ai Cập cổ đại. Bên trong công trình, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy một đồng hồ Mặt trời bằng đá, hoạt động dựa trên nguyên lý bóng đổ để xác định thời gian trong ngày.

1724731278073.png


Đặc biệt, nhiều hiện vật giá trị cũng được tìm thấy trong quá trình khai quật, bao gồm một bức tượng từ Vương triều thứ 26, một dụng cụ merkhet - công cụ đo đạc và tính giờ của người Ai Cập cổ đại - cùng nhiều hiện vật mang ý nghĩa tôn giáo và nghi lễ khác. Ông Ayman Ashmawy từ Bộ phận Cổ vật Ai Cập cổ đại cho biết, phát hiện này là minh chứng rõ nét nhất cho sự giao thoa giữa khoa học và tôn giáo trong thời kỳ Ai Cập cổ đại.

Tell El Fara'in, nơi phát hiện ra đài quan sát, từng là một thành phố sầm uất nằm giữa hai nhánh sông Nile là Taly (Bolbitine) và Thermuthiac (Sebennytic), đồng thời là trung tâm thờ phụng nữ thần Wadjet - vị thần bảo hộ vùng Hạ Ai Cập.

Việc phát hiện ra đài thiên văn 2.600 tuổi này được kỳ vọng sẽ mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn về trình độ khoa học và đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top