Kinh ngạc với pin sạc bằng…nước mắt, đã nghiên cứu thành công cho kính áp tròng thông minh

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore vừa có một bước đột phá đáng kinh ngạc khi phát triển thành công một loại pin siêu mỏng, có khả năng sạc bằng nước mắt, mở ra tương lai cho kính áp tròng thông minh và các thiết bị y tế khác.

1717993837801.jpeg

Lấy cảm hứng từ những bộ phim khoa học viễn tưởng như Mission: Impossible, nơi các đặc vụ sử dụng kính áp tròng thông minh với nhiều tính năng vượt trội, các nhà nghiên cứu đã tìm cách giải quyết bài toán nan giải về nguồn năng lượng cho loại thiết bị này.

Pin mới có độ dày chỉ bằng một nửa sợi tóc, được làm từ vật liệu an toàn sinh học và có thể sạc bằng hai cách: thông qua phương pháp có dây truyền thống hoặc bằng phản ứng hóa học với glucose trong nước mắt. Điều thú vị là khi càng khóc nhiều pin càng được sạc đầy hơn. Pin được phủ glucose và khi nhúng vào dung dịch muối, glucose sẽ phản ứng với các ion natri và clorua để tích điện. Sau tám giờ sạc hóa chất, pin đạt 80% công suất tối đa. Sau đó, nó có thể hoạt động trong vài giờ/ngày.

1717994042010.png

Phó giáo sư Lee Seok Woo, Trường Kỹ thuật Điện và Điện tử của Đại học Công nghệ Nanyang,, cầm trên tay chiếc pin mỏng như giác mạc của con người

Tuy nhiên, hiện tại, loại pin này mới chỉ tạo ra điện áp từ 0,3-0,6V, chưa đủ để cung cấp năng lượng cho các tính năng AR phức tạp như lưu trữ dữ liệu hay kết nối internet. Các nhà khoa học đang nỗ lực cải thiện hiệu suất của pin để sớm đưa vào ứng dụng thương mại.

Bên cạnh kính áp tròng thông minh, công nghệ pin này còn có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là trong việc theo dõi lượng đường huyết không xâm lấn ở bệnh nhân tiểu đường thông qua việc đo lượng đường trong nước mắt.

Với chi phí sản xuất dự kiến chỉ vài khoảng vài chục nghìn đồng cho mỗi pin, đây được coi là một bước đột phá công nghệ đầy hứa hẹn, mở ra cánh cửa cho những sản phẩm chưa từng có trong tương lai.

#pinchạybằngnướcmắt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top