thuha19051234
Pearl
Ở các khu vực phía đông châu Phi và châu Á, có một loài côn trùng có cơ chế bảo vệ đặc biệt: nó ngụy trang bằng cách che cơ thể của mình dưới xác của loài côn trùng khác.
Loài này được biết đến với tên khoa học Acanthaspis petax, một loại bọ sát thủ - từ dùng để chỉ hàng ngàn loài côn trùng có khả năng đâm xuyên con mồi và hút chất dịch cơ thể. Phương pháp săn mồi và tránh săn đuổi khiến nó trở nên nổi bật giữa nhiều loài bọ sát thủ khác.
Loài bọ này có xu hướng di chuyển xung quanh với một chiếc "ba lô" trên lưng, được làm bằng thực vật hoặc từ xác rỗng của nhiều loài côn trùng khác. Nghe có vẻ ghê rợn, nhưng nó phục vụ cho một mục đích quan trọng của loài Acanthaspis petax.
Ngụy trang bằng xác chết của côn trùng
Theo Andrew Deans, giáo sư khoa côn trùng học, loài này được biết đến là động vật ăn thịt kiến, nhưng kiến cũng là loài có lối sống xã hội cao, tiếp xúc nhiều với các chất hóa học. Ông khẳng định những con bọ sát thủ này đã cố gắng ngụy trang bằng hóa chất từ lũ kiến.
Chiếc "ba lô" thực vật hoặc côn trùng chết cũng đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ. Trong một thử nghiệm, họ phát hiện việc ngụy trang có tác dụng làm cho những kẻ săn mồi "bối rối".
Một nghiên cứu tương tự cũng cho rằng "ba lô" có thể giải phóng nếu côn trùng bị đe dọa. Đó là sự đánh lạc hướng cho phép côn trùng trốn thoát. Nó giống như chiếc đuôi tự đứt của thằn lằn, có thể tách ra để thằn lằn chạy khỏi những kẻ săn mồi.
Loài bọ sát thủ có thể mang theo 20 con kiến cùng lúc
Acanthaspis petax có thể mang theo 20 con kiến cùng một lúc, tất cả được kết dính với nhau bởi một chất dính, là một phần của lớp ngụy trang này.
Loại bọ sát thủ cũng không phải loài côn trùng duy nhất sử dụng xác của các loài côn trùng khác để ngụy trang. Loài bọ xít xanh cũng dùng chiến lược này - ngụy trang bằng xác chết. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi các vết rệp và các nốt sần giúp chúng bám chặt xác rệp.
>>>7 sinh vật kỳ lạ chắc chắn bạn chưa từng nhìn thấy hoặc nghe tên
Nguồn newsweek
Loài này được biết đến với tên khoa học Acanthaspis petax, một loại bọ sát thủ - từ dùng để chỉ hàng ngàn loài côn trùng có khả năng đâm xuyên con mồi và hút chất dịch cơ thể. Phương pháp săn mồi và tránh săn đuổi khiến nó trở nên nổi bật giữa nhiều loài bọ sát thủ khác.
Loài bọ này có xu hướng di chuyển xung quanh với một chiếc "ba lô" trên lưng, được làm bằng thực vật hoặc từ xác rỗng của nhiều loài côn trùng khác. Nghe có vẻ ghê rợn, nhưng nó phục vụ cho một mục đích quan trọng của loài Acanthaspis petax.
Theo Andrew Deans, giáo sư khoa côn trùng học, loài này được biết đến là động vật ăn thịt kiến, nhưng kiến cũng là loài có lối sống xã hội cao, tiếp xúc nhiều với các chất hóa học. Ông khẳng định những con bọ sát thủ này đã cố gắng ngụy trang bằng hóa chất từ lũ kiến.
Chiếc "ba lô" thực vật hoặc côn trùng chết cũng đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ. Trong một thử nghiệm, họ phát hiện việc ngụy trang có tác dụng làm cho những kẻ săn mồi "bối rối".
Một nghiên cứu tương tự cũng cho rằng "ba lô" có thể giải phóng nếu côn trùng bị đe dọa. Đó là sự đánh lạc hướng cho phép côn trùng trốn thoát. Nó giống như chiếc đuôi tự đứt của thằn lằn, có thể tách ra để thằn lằn chạy khỏi những kẻ săn mồi.
Acanthaspis petax có thể mang theo 20 con kiến cùng một lúc, tất cả được kết dính với nhau bởi một chất dính, là một phần của lớp ngụy trang này.
Loại bọ sát thủ cũng không phải loài côn trùng duy nhất sử dụng xác của các loài côn trùng khác để ngụy trang. Loài bọ xít xanh cũng dùng chiến lược này - ngụy trang bằng xác chết. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi các vết rệp và các nốt sần giúp chúng bám chặt xác rệp.
>>>7 sinh vật kỳ lạ chắc chắn bạn chưa từng nhìn thấy hoặc nghe tên
Nguồn newsweek