Lại phát hiện 2 hành tinh nghi có nguồn nước, liệu có sự sống ở đây hay không?

Hai ngoại hành tinh được tìm thấy bởi Kính viễn vọng Không gian Kepler của NASA được dự đoán tạo thành chủ yếu từ nước.
Hai hành tinh song sinh này được đặt tên lần lượt là Kepler-138c và Kepler-138d, quay quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 218 năm ánh sáng trong chòm sao Lyra. Mặc dù được phát hiện từ năm 2014 và thiết bị phát hiện ra nó hiện đã nghỉ hưu, nhưng thời điểm đó chúng không được chú ý.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã quyết định xem lại hai hành tinh này với hy vọng hiểu rõ hơn. Và thật ngạc nhiên, chúng có thể là nơi có nguồn nước dồi dào.

Lại phát hiện 2 hành tinh nghi có nguồn nước, liệu có sự sống ở đây hay không?
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, đây là lần đầu tiên họ quan sát hành tinh có thể xác định một cách tự tin là "thế giới nước". Một loại hành tinh đã được thiên văn học đưa ra giả thuyết tồn tại trong một thời gian dài.
Mặc dù hiện tại họ vẫn chưa chắc chắn về điều đó nhưng đã có thể tính toán mật độ của mỗi hành tinh. Chúng có thể tích gấp khoảng 3 lần so với Trái Đất và khối lượng gấp đôi. Mật độ thấp gợi ý rằng có tới 1 nửa diện tích hành tinh được tạo thành từ thứ gì đó nặng hơn hydro và heli của những người khổng lồ khí, nhưng nhẹ hơn những hành tinh được tạo thành hoàn toàn từ đá. Điều đó có nghĩa là nước trở thành một khả năng tồn tại lớn nhất.

Lại phát hiện 2 hành tinh nghi có nguồn nước, liệu có sự sống ở đây hay không?
Một ngoại hành tinh với hơi nước trong bầu khí quyển của nó
Họ cũng cho rằng 2 hành tinh này có vẻ giống với các mặt trăng băng giá của Hệ mặt trời bên ngoài, khả năng che giấu một đại dương nước lỏng bên dưới lớp vỏ băng giá và bên trên lõi đá. Ngoài ra, các nhà khoa học dự đoán nhiệt độ bầu khí quyển của Kepler-138c và Kepler-138d có khả năng cao hơn nhiệt độ sôi của nước, mong đợi một bầu khí quyển dày đặc tạo thành từ hơi nước trên các hành tinh này.
Còn một số ứng cử viên tiềm năng như Kepler-138e hay Kepler-138b mà các nhà thiên văn học đang quan sát. Trong đó, Kepler-138e, một thế giới nhỏ quay quanh ngôi sao cứ sau 38 ngày ở khoảng cách có thể cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt của nó. Còn Kepler-138b, có kích thước tương đương sao Hỏa, khiến nó trở thành một trong những hành tinh nhỏ nhất trong số hơn 5.000 ngoại hành tinh mà các nhà khoa học đã tìm thấy cho đến nay.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng khi các công cụ và kỹ thuật đủ thông minh để tìm và quan sát các hành tinh ở xa các ngôi sao của chúng, chúng tôi có thể bắt đầu tìm thấy nhiều thế giới nước hơn như Kepler-138c và d.


>>>Cụm hành tinh mới trở thành "ứng viên sáng giá" cho sự sống ngoài Trái Đất

Nguồn space
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top