"Lạm phát do nhiệt" là gì? Con người trên khắp hành tinh khốn khổ vì nó

Những đợt nắng nóng khủng khiếp đang quét qua nhiều khu vực trên toàn cầu, cùng với những nguy cơ cao đi kèm với nhiệt độ nóng "như thiêu như đốt" gồm cháy rừng, mất nước, thậm chí là tử vong vì nhiệt. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng còn khiến cuộc sống con người khó khăn hơn do việc đẩy giá thực phẩm lên cao, khiến lạm phát ngày càng tồi tệ hơn.

Hiện thực phũ phàng: rệu rã vì nhiệt độ tăng cao trên khắp hành tinh

Tây Âu đã và đang đối mặt với nhiệt độ oi bức. Máy điều nhiệt đang tăng tốc không có điểm dừng. Hơn 20 vụ cháy rừng cũng đang bùng cháy ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hạn hán dai dẳng đã khiến các con sông, hồ chứa cạn kiệt nước và phơi bày ngày càng nhiều các hiện vật cổ.
Ở Ý, điều kiện khô nóng dự kiến sẽ phá hủy một phần ba vụ thu hoạch lúa, ngô và thức ăn gia súc theo mùa. Những đàn cào cào đã xuất hiện số lượng lớn ở hòn đảo Sardinia với mức độ tệ nhất trong ba thập kỷ nay, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất cây trồng.

Lạm phát do nhiệt là gì? Con người trên khắp hành tinh khốn khổ vì nó
Nắng nóng thiêu rụi cánh đồng lúa mì
Ủy ban châu Âu gần đây đã hạ ước tính thu hoạch lúa mì mềm từ 130 triệu tấn xuống 125 triệu tấn, đó thực sự là tin xấu trong bối cảnh thiếu lương thực khi Nga phong tỏa xuất khẩu từ Ukraine.
Còn ở Trung Quốc, những đợt nắng nóng kỷ lục đang gây ra nhiều vấn đề lớn. Các mái nhà đang tan chảy vì nóng, cư dân đang đổ dồn về các khu vực làm mát công cộng trong các hầm trú ẩn không kích dưới lòng đất. Thậm chí những nhân viên y tế làm việc trong điều kiện nóng bức còn phải buộc thực phẩm đông lạnh vào bộ quần áo của mình.
Đài quan sát khí tượng trung ương ở Tokyo - Nhật Bản đã cảnh báo rằng nắng nóng có thể gây tổn hại hơn nữa đến việc sản xuất ngô và đậu nành, làm trầm trọng thêm lạm phát ở đất nước này. Những cây trồng này được sử dụng để nuôi lợn và thất bại đầu mùa đã khiến giá thịt lợn tăng vọt.

Biến đổi khí hậu và chi phí lương thực

Khi các loại cây trồng chủ lực trở nên khô héo, hậu quả tồi tệ sẽ thấy ngay trên hóa đơn mua hàng siêu thị của bạn. Lạm phát đang leo thang ở Mỹ với tốc độ cao nhất trong 40 năm, tăng 9,1% trong 12 tháng qua, phần lớn là kết quả của giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt.
Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi chuỗi cung ứng bị bao vây bởi đại dịch và bởi căng thẳng giữa Nga - Ukraine. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng lớn đến tình hình lạm phát. Các chuyên gia cảnh báo rằng nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và các thảm họa khác đã và đang tàn phá nền kinh tế.

Lạm phát do nhiệt là gì? Con người trên khắp hành tinh khốn khổ vì nó
Gia súc kiệt quệ vì nắng nóng
David A. Super, giáo sư luật và kinh tế tại Georgetown nói rằng "Nếu chúng ta muốn kiểm soát lạm phát, chúng ta phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ngay bây giờ."
"Lạm phát do nhiệt" có thể đã liên quan đến chi phí thực phẩm tăng chóng mặt trên khắp thế giới. Một đợt nắng nóng ở ở Ấn Độ vào mùa xuân năm nay đã tàn phá các cây lúa mì, khiến nước này bị cấm xuất khẩu.
Tại Mỹ vào năm ngoái, nắng nóng gay gắt và hạn hán ở Great Plains đã thiêu rụi cây lúa mì và cũng tạo điều kiện cho quần thể châu chấu phát triển mạnh mẽ. Giá ngũ cốc tăng gần gấp đôi, mức cao nhất kể từ năm 2008. Nhiệt độ khắc nghiệt còn gây nguy hiểm cho gia súc. Hàng nghìn con vật đã chết vì nóng.

Nhiệt độ tăng thúc đẩy lạm phát

Lạm phát do nhiệt là gì? Con người trên khắp hành tinh khốn khổ vì nó
Trong một báo cáo vào cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã xem xét bằng chứng cho thấy nhiệt độ bất thường có thể thúc đẩy lạm phát. Nhìn vào nhiệt độ theo mùa và các chỉ số giá cả ở 48 quốc gia, họ nhận thấy rằng mùa hè nóng bức có "tác động lâu dài và lớn nhất cho đến nay" đối với giá lương thực. Hiệu ứng này đã kéo dài gần một năm và đặc biệt đáng chú ý ở các nước đang phát triển.
Các tác giả kết luận rằng nhiệt độ tăng cao trong những thập kỷ gần đây đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cho giá cả leo thang.

>>>Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến con người thời cổ đại?
>>>Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lây truyền virus từ động vật sang người

Nguồn: howstuffworks
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top