Lần đầu tiên cấy ghép gan người được bảo quản bên ngoài cơ thể trong 3 ngày

Kỹ thuật này có khả năng làm tăng số lượng gan có sẵn để cấy ghép nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.
Lần đầu tiên cấy ghép gan người được bảo quản bên ngoài cơ thể trong 3 ngày

Một lá gan người được coi là không thể cấy ghép đã được “sửa chữa”, nuôi dưỡng lại bằng một máy truyền dịch tiên tiến và sau đó được cấy ghép vào một bệnh nhân để tiếp tục hoạt động. Kết quả là lá gan hoạt động khá hiệu quả một năm sau cuộc phẫu thuật mang tính đột phá.
Kỹ thuật, được gọi là “tưới máu ngoại vi” được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Zurich, ETH Zurich, Wyss Zurich và Đại học Zurich.
Pierre-Alain Clavien, đồng tác giả nghiên cứu và là bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Zurich cho biết: “Liệu pháp của chúng tôi cho thấy bằng cách điều trị gan trong máy truyền dịch, nó có thể làm giảm bớt tình trạng các cơ quan nội tạng không còn chức năng hoạt động và cứu sống mạng người”.
Cần có nhiều nghiên cứu hơn về kỹ thuật này nhưng tiến bộ y tế này đồng nghĩa với việc giúp mở rộng số lượng gan có sẵn để cấy ghép và cho phép các cuộc phẫu thuật được lên lịch trước nhiều ngày.
Trong điều kiện lâm sàng bình thường, gan chỉ có thể duy trì trong đá lạnh khoảng 12 giờ sau khi nằm ngoài cơ thể. Trong trường hợp này, gan đã được bảo quản bên ngoài cơ thể trong ba ngày trước khi cấy ghép. Một năm sau ca phẫu thuật được tiến hành vào tháng 5/2021, bệnh nhân vẫn có tình trạng sức khỏe tốt.
Lần đầu tiên cấy ghép gan người được bảo quản bên ngoài cơ thể trong 3 ngày
Hai năm trước, nhóm nghiên cứu Liver4Life đã sử dụng hệ thống này để duy trì một lá gan bên ngoài cơ thể trong bảy ngày, tạo tiền đề cho một ca cấy ghép thực sự trên người. Thiết bị truyền dịch hoạt động bằng cách bắt chước các chức năng của con người ở mức độ cao nhất có thể. Máy cung cấp cho gan một chất thay thế máu ở nhiệt độ cơ thể bình thường, một máy bơm hoạt động như trái tim, một máy tạo oxy hoạt động như phổi, một máy lọc máu thực hiện nhiệm vụ của thận và kích thích tố truyền chất dinh dưỡng bắt chước ruột và tuyến tụy.
Gan được sử dụng trong ca phẫu thuật đột phá này ban đầu không được chấp thuận để cấy ghép nhưng máy truyền dịch đã giúp “hồi sinh” cơ quan này về trạng thái sống sót.
Bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán là xơ gan tiến triển, tăng áp lực tĩnh mạch cửa nặng và các tình trạng gan nghiêm trọng khác. Anh ấy cũng bị ung thư và nằm trong danh sách chờ đợi để được hiến gan. Bệnh nhân đồng ý với quy trình thử nghiệm và sau cuộc phẫu thuật, người này đã đủ sức khỏe để xuất viện chỉ sau vài ngày.
Bệnh nhân chia sẻ: “Tôi rất biết ơn vì bộ phận đã cứu sống mình. Do khối u tiến triển nhanh, tôi rất ít có cơ hội nhận được gan từ danh sách chờ trong một khoảng thời gian hợp lý”.
Lần đầu tiên cấy ghép gan người được bảo quản bên ngoài cơ thể trong 3 ngày
Pierre-Alain Calvien (bên trái) và bệnh nhân được ghép gan (bên phải)
Gan được cấy ghép dường như hoạt động bình thường và ít bị tổn thương. Bệnh nhân được dùng thuốc ức chế miễn dịch cơ bản trong sáu tuần đầu tiên sau phẫu thuật và không có dấu hiệu từ chối hoặc các dạng biến chứng khác.
Mark Tibbitt, giáo sư kỹ thuật đại phân tử tại ETH Zurich giải thích: “Phương pháp liên ngành để giải quyết các thách thức y sinh học phức tạp trong dự án này là tương lai của y học. Điều này sẽ cho phép chúng tôi sử dụng những phát hiện mới nhanh hơn để điều trị cho bệnh nhân”.
Các tác giả của bài báo cho biết cần có nhiều nghiên cứu hơn, bao gồm các nghiên cứu với nhiều bệnh nhân hơn, thời gian quan sát kéo dài hơn và với nhiều cơ sở tham gia hơn. Tuy nhiên, đó là một khởi đầu đầy hứa hẹn vì kỹ thuật mới có thể cung cấp nhiều gan hơn, đồng thời cho phép lên lịch linh hoạt cho những người nhận cấy ghép.
Một bài báo khoa học trình bày chi tiết về thành tựu đáng chú ý này đã được xuất bản trên tạp chí Nature Biotechnology mới đây.
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top