Mr. Macho
Writer
Wall Street Jornal cho biết, các công ty phương Tây đang "tuyệt vọng" tìm kiếm một phương án dự phòng cho công xưởng của thế giới - Trung Quốc. Người ta gọi phương án này là "China plus one (Trung Quốc + 1)."
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đang nỗ lực để trở thành đáp án cho bài toán của các công ty phương Tây nói trên.
Theo Liên hợp quốc, vào tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Cùng với đó, các chính phủ phương Tây coi Ấn Độ là đối tác tiềm năng và chính phủ Ấn Độ cũng đã nỗ lực để tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn so với trước đây.
Các dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang thay đổi có thể được quan sát từ các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur - một thành phố ở bang miền nam Tamil Nadu.
Các nhà sản xuất nước ngoài ở đây từ lâu đã sản xuất ô tô và các thiết bị cho thị trường Ấn Độ. Và hiện một số tập đoàn đa quốc gia sản xuất từ tấm pin năng lượng mặt trời, tua bin gió, đồ chơi, giày dép,.. cũng đang tìm kiếm giải pháp thay thế Trung Quốc tại đây.
Dự báo rằng Ấn Độ sẽ sớm trở thành thị trường lớn thứ 2 về tua-bin đã thúc đẩy sự mở rộng của Vesta. Giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India, ông Charles McCall cho biết, đây cũng là một nỗ lực chủ động nhằm đa dạng hóa hoạt động bên ngoài Trung Quốc.
Một số nhà cung cấp của Vestas đã tham gia vào quá trình dịch chuyển này. Có thể kể đến nhà sản xuất theo hợp đồng TPI Composites (Mỹ) chuyên đúc các cánh quạt tua-bin đã mở rộng hoạt động một cách đáng kể ở Ấn Độ cùng lúc đó thu nhỏ lại hoạt động ở Trung Quốc. Ông McCall dự đoán, cuối cùng thì 85% nhà cung cấp của Vesta sẽ ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, các công ty vẫn luôn tìm kiếm giải pháp dự phòng khi một số vấn đề phát sinh.
Cụ thể như, chi phi lao động ở Trung Quốc đã tăng cao, cùng với áp lực của nước này trong việc chuyển giao công nghệ cho các đối thủ cạnh tranh. Tiếp đó là vấn đề về thuế dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Cuối cùng là đại dịch Covid-19 trong những năm vừa qua đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng.
Nhiều quốc gia cũng đang cạnh tranh vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc. Tuy nhiên, WSJ nhận định, Ấn Độ, sau nhiêu thập kỷ đối phó với những vấn đề về lao động chưa có kỹ năng, cơ sở hạ tầng kém phát triển và môi trường kinh doanh thiếu thân thiện, hiện đã đạt được nhiều tiến bộ.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu hàng chế tạo của New Delhi chỉ bằng 1/10 của Bắc Kinh vào năm 2021, nhưng đã vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác.
Mức tăng lớn nhất là ở lĩnh vực điện tử, xuất khẩu của ngành này ở Ấn Độ đã tăng gấp 3 kể từ năm 2018. New Delhi cũng dự kiến sản xuất được 19% số điện thoại thông minh cầm tay trên thế giới trong năm nay. Con số này năm 2016 chỉ là 9%.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đạt trung bình 42 tỷ đô la hàng năm từ năm 2020 đến năm 2022, tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy một thập kỷ.
Trong chuyển thăm tới Ấn Độ hồi tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Mỹ đang "tăng cường hội nhập với các đối tác thương mại đáng tin cậy - trong đó có Ấn Độ."
Tuy nhiên Apple đã bắt đầu lắp ráp một số mẫu iPhone ở Ấn Độ từ năm 2017 và bắt đầu sản xuất chiếc iPhone 14 của mình tại đây. Ngân hàng J.P. Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2025.
Các quan chức Ấn Độ cũng hy vọng, sự hiện diện của Apple sẽ thúc đẩy sự hiện diện của các công ty khác tới đây.
Ấn Độ đã đạt được tiến bộ vượt qua một số rào cản đối với kinh doanh. Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố chiến lược "Made in India" - một nỗ lực thúc đẩy sản xuất tại nước này. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng vận chuyển container,...
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal chỉ ra rằng Ấn Độ có bằng chứng rằng đã hội nhập với các quốc gia khác một cách nghiêm túc. Đó là việc nước này vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thân thiện của Ngân hàng Thế giới hay số lượng ngày càng tăng của các hiệp định thương mại tự do.
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đang nỗ lực để trở thành đáp án cho bài toán của các công ty phương Tây nói trên.
Ấn Độ là "đối thủ xứng tầm"
Tờ Wall Street Jornal (WSJ) nhận định, chỉ Ấn Độ mới có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương với Trung Quốc.Theo Liên hợp quốc, vào tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Cùng với đó, các chính phủ phương Tây coi Ấn Độ là đối tác tiềm năng và chính phủ Ấn Độ cũng đã nỗ lực để tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn so với trước đây.
Các dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang thay đổi có thể được quan sát từ các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur - một thành phố ở bang miền nam Tamil Nadu.
Các nhà sản xuất nước ngoài ở đây từ lâu đã sản xuất ô tô và các thiết bị cho thị trường Ấn Độ. Và hiện một số tập đoàn đa quốc gia sản xuất từ tấm pin năng lượng mặt trời, tua bin gió, đồ chơi, giày dép,.. cũng đang tìm kiếm giải pháp thay thế Trung Quốc tại đây.
Các công ty lớn dịch chuyển
Vào năm 2021, Vestas của Đan Mạch, một trong những nhà sản xuất tua-bin gió lớn nhất thế giới, đã xây dựng hai nhà máy mới ở Sriperumbudur. Công ty cũng có trung tâm lắp ráp để sẵn sàng vận chuyển thành phẩm đi khắp thế giới.Dự báo rằng Ấn Độ sẽ sớm trở thành thị trường lớn thứ 2 về tua-bin đã thúc đẩy sự mở rộng của Vesta. Giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India, ông Charles McCall cho biết, đây cũng là một nỗ lực chủ động nhằm đa dạng hóa hoạt động bên ngoài Trung Quốc.
Nỗ lực của New Delhi
WSJ khẳng định, Trung Quốc vẫn vượt các quốc gia khác trong lĩnh vực sản xuất. Vị trí này đã được củng cố khi các công ty đa quốc gia tràn vào đất nước này sau sự kiện Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.Tuy nhiên, các công ty vẫn luôn tìm kiếm giải pháp dự phòng khi một số vấn đề phát sinh.
Cụ thể như, chi phi lao động ở Trung Quốc đã tăng cao, cùng với áp lực của nước này trong việc chuyển giao công nghệ cho các đối thủ cạnh tranh. Tiếp đó là vấn đề về thuế dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Cuối cùng là đại dịch Covid-19 trong những năm vừa qua đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng.
Nhiều quốc gia cũng đang cạnh tranh vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc. Tuy nhiên, WSJ nhận định, Ấn Độ, sau nhiêu thập kỷ đối phó với những vấn đề về lao động chưa có kỹ năng, cơ sở hạ tầng kém phát triển và môi trường kinh doanh thiếu thân thiện, hiện đã đạt được nhiều tiến bộ.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu hàng chế tạo của New Delhi chỉ bằng 1/10 của Bắc Kinh vào năm 2021, nhưng đã vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác.
Mức tăng lớn nhất là ở lĩnh vực điện tử, xuất khẩu của ngành này ở Ấn Độ đã tăng gấp 3 kể từ năm 2018. New Delhi cũng dự kiến sản xuất được 19% số điện thoại thông minh cầm tay trên thế giới trong năm nay. Con số này năm 2016 chỉ là 9%.
Trong chuyển thăm tới Ấn Độ hồi tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Mỹ đang "tăng cường hội nhập với các đối tác thương mại đáng tin cậy - trong đó có Ấn Độ."
Made-in-India
Chưa có công ty nào thể hiện việc đặt cược vào Ấn Độ mạnh mẽ như Apple. Trong 15 năm qua, công ty này đã xây dựng một chuỗi cung ứng hiện đại gần như hoàn toàn ở Trung Quốc để sản xuất máy tính xách tay, iPhone và phụ kiện. Sự hiện diện của Apple đã giúp ích cho toàn bộ lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc.Tuy nhiên Apple đã bắt đầu lắp ráp một số mẫu iPhone ở Ấn Độ từ năm 2017 và bắt đầu sản xuất chiếc iPhone 14 của mình tại đây. Ngân hàng J.P. Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2025.
Các quan chức Ấn Độ cũng hy vọng, sự hiện diện của Apple sẽ thúc đẩy sự hiện diện của các công ty khác tới đây.
Ấn Độ đã đạt được tiến bộ vượt qua một số rào cản đối với kinh doanh. Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố chiến lược "Made in India" - một nỗ lực thúc đẩy sản xuất tại nước này. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng vận chuyển container,...
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal chỉ ra rằng Ấn Độ có bằng chứng rằng đã hội nhập với các quốc gia khác một cách nghiêm túc. Đó là việc nước này vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thân thiện của Ngân hàng Thế giới hay số lượng ngày càng tăng của các hiệp định thương mại tự do.