Lần đầu tiên trong lịch sử, hàng chục nghìn nhân viên Samsung sẽ xuống đường đình công

Hương Lan

Moderator
Theo hãng tin CNN, một công đoàn đại diện cho hàng chục nghìn công nhân của Samsung Electronics tại Hàn Quốc đã kêu gọi một cuộc đình công kéo dài trong tuần tới. Đây được xem là cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử hình thành của tập đoàn công nghệ khổng lồ này.

Cụ thể, Liên minh Điện tử Samsung Toàn quốc (NSEU) cho biết khoảng 28.000 thành viên, chiếm 20% tổng số lao động của Samsung, sẽ tham gia cuộc đình công. Hình thức ban đầu là xin nghỉ phép 1 ngày để xuống đường biểu tình vào ngày 7/6/2024. Tuy nhiên, công đoàn này cũng không loại trừ khả năng sẽ có thêm các hoạt động biểu tình khác.

1717118659256.png

Một nhóm đình công biểu tình trước cửa tòa nhà Samsung Electronics Seocho Building tại Seoul ngày 24/5/2024

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kiện này là việc các cuộc đàm phán tăng lương thưởng giữa NSEU và Samsung đã đi vào bế tắc.

"Chúng tôi sẽ đấu tranh cho quyền lợi của người lao động", đại diện công đoàn NSEU tuyên bố.

Ông Son Woomok, lãnh đạo NSEU, cho biết họ đang yêu cầu Samsung thiết lập một hệ thống minh bạch để đo lường mức tăng lương thưởng dựa trên năng suất và doanh số bán hàng. Ông cũng khẳng định NSEU sẵn sàng tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán với thiện chí để đạt được thỏa thuận chung.

Tuy nhiên, ông Son cũng tỏ ra thất vọng với phản ứng của phía Samsung: "Phía công ty không tiếp nhận yêu cầu của chúng tôi và đã cắt đứt liên lạc từ phiên đàm phán gần đây nhất".

1717118676957.png

Một nhóm đình công biểu tình trước cửa tòa nhà Samsung Electronics Seocho Building tại Seoul ngày 24/5/2024

Năm 2023 được xem là một năm đầy biến động đối với Samsung Electronics - nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới - khi phải đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường hậu đại dịch. Mặc dù sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy nhu cầu chip nhớ tăng trở lại trong thời gian gần đây, nhưng Samsung vẫn ghi nhận mức lợi nhuận hoạt động thấp nhất kể từ năm 2009 (6.567 nghìn tỷ Won, tương đương 4,8 tỷ USD) và đánh mất vị trí nhà sản xuất smartphone lớn nhất toàn cầu.

Tuy nhiên, bước sang quý 1/2024, Samsung đã ghi nhận mức lợi nhuận hoạt động theo quý tăng hơn 10 lần nhờ nhu cầu chip AI và bán dẫn tăng cao.

Trong suốt lịch sử gần 50 năm hoạt động, Samsung Electronics hiếm khi phải đối mặt với các cuộc đình công quy mô lớn. Điều này bắt nguồn từ chính sách cứng rắn của nhà sáng lập Lee Buyng Chul, người đã qua đời vào năm 1987. Ông kiên quyết phản đối việc công nhân thành lập công đoàn "cho đến khi tôi mất".

Phải đến năm 2019, vụ kiện liên quan đến Phó Chủ tịch Lee Jae Yong - cháu trai của nhà sáng lập Samsung và là người thừa kế tập đoàn - mới tạo điều kiện cho công đoàn được thành lập tại Samsung.

Giáo sư Kim Dae Jong của trường đại học Sejong nhận định, cuộc đình công của 20% lao động có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh Samsung đang dồn toàn lực cho mảng kinh doanh bán dẫn.

Hơn nữa, việc thiếu kinh nghiệm xử lý các cuộc đình công so với các tập đoàn khác tại Hàn Quốc cũng là một bất lợi lớn đối với Samsung.

"Không giống như Hyundai Motor, vốn là công ty phải giải quyết các cuộc đình công gần như hàng năm, ban lãnh đạo Samsung sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng này vì họ chưa bao giờ giải quyết các cuộc đình công trước đây", Giáo sư Kim cảnh báo.
#NhânviênSamsungđìnhcông
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top