Trong một nghiên cứu đại học Oxford công bố hôm thứ 27/09, đại dịch COVID-19 khiến cho tuổi thọ con người sụt giảm mạnh nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, điều này dẫn đến những nỗ lực cải thiện tỷ lệ tử vong ở các quốc gia trong những năm qua trở nên vô ích.
Nhóm nghiên cứu tập hợp một bộ dữ liệu chưa từng có về tỷ lệ tử vong từ 29 quốc gia, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ và Chile - những quốc gia đã chính thức công bố số ca tử vong cho năm 2020.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cho thấy 27 trong số 29 quốc gia có tỷ lệ tuổi thọ bình quân giảm đáng kể vào năm 2020. Cụ thể hơn, phụ nữ ở 15 quốc gia và nam giới ở 10 quốc gia có tuổi thọ trung bình thấp hơn vào năm 2020 so với năm 2015, tuổi thọ ở cả 2 giới bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19.
Theo Jose Manuel Aburto từ Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học Leverhulme của Oxford (LCDS), một trong hai người đứng đầu nghiên cứu, phát biểu: “Đối với các nước Tây Âu như Tây Ban Nha, Anh, Wales, Ý, Bỉ, và những nước khác, sau khi kết thúc thế chiến thứ 2, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến mức độ suy giảm tuổi thọ trung bình lớn như vậy. Tuy nhiên, khác với chiến tranh, quy mô lần sụt giảm này trải đều ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của người dân trong 22 quốc gia tham gia đều giảm hơn nửa năm”.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tuổi thọ trung bình của cả phụ nữ ở tám quốc gia và nam giới ở 11 quốc gia đều giảm một năm. Các quốc gia này thường phải mất trung bình 5 đến 6 năm để tăng tuổi thọ trung bình lên một số nhưng khi đại dịch xảy ra, chỉ một năm cũng đủ phá hủy hết những nỗ lực trên.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong hầu hết 29 quốc gia, nam giới là đối tượng suy giảm tuổi thọ nhiều hơn. Ngoài ra, sự sụt giảm tuổi thọ lớn nhất được quan sát thấy ở nam giới Mỹ, giảm 2,2 năm so với mức năm 2019, tiếp theo là nam giới Lithuania (1,7 năm).
Bà Ridhi Kashyap, tác giả nghiên cứu từ LCDS giải thích về con số trên: “Sự suy giảm này là do tỷ lệ tử vong gia tăng đáng kể ở độ tuổi lao động vào năm 2020. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong tăng lên chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 60 là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm tuổi thọ, nhưng mọi thứ hoàn toàn ngược lại ở châu Âu khi tỷ lệ tử vong xảy ra ở nhóm người trên 60 tuổi”.
Phân tích của nhóm cũng kết luận rằng hầu hết các lần giảm tuổi thọ ở các quốc gia là do số lượng người chết bởi Covid-19.
Theo Kashyap, “Mặc dù chúng tôi biết rằng có thể xảy ra nhiều vấn đề về độ chính xác trong quá trình đếm số ca tử vong do Covid-19 như kiểm tra không đầy đủ hoặc phân loại sai, nhưng kết quả của chúng tôi chứng minh được rằng Covid-19 chính là thủ phạm cho những sụt giảm nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nước, tác động của nó là vô cùng lớn”.
Bà nói thêm: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các quốc gia khác công bố cũng như cung cấp nhiều dữ liệu tách biệt liên quan để có thể hiểu rõ hơn về tác động của đại dịch trên toàn cầu, bao gồm cả quốc gia có thu nhập thấp và trung bình”.
Nguồn: NDTV
Nhóm nghiên cứu tập hợp một bộ dữ liệu chưa từng có về tỷ lệ tử vong từ 29 quốc gia, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ và Chile - những quốc gia đã chính thức công bố số ca tử vong cho năm 2020.
Theo Jose Manuel Aburto từ Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học Leverhulme của Oxford (LCDS), một trong hai người đứng đầu nghiên cứu, phát biểu: “Đối với các nước Tây Âu như Tây Ban Nha, Anh, Wales, Ý, Bỉ, và những nước khác, sau khi kết thúc thế chiến thứ 2, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến mức độ suy giảm tuổi thọ trung bình lớn như vậy. Tuy nhiên, khác với chiến tranh, quy mô lần sụt giảm này trải đều ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của người dân trong 22 quốc gia tham gia đều giảm hơn nửa năm”.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tuổi thọ trung bình của cả phụ nữ ở tám quốc gia và nam giới ở 11 quốc gia đều giảm một năm. Các quốc gia này thường phải mất trung bình 5 đến 6 năm để tăng tuổi thọ trung bình lên một số nhưng khi đại dịch xảy ra, chỉ một năm cũng đủ phá hủy hết những nỗ lực trên.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong hầu hết 29 quốc gia, nam giới là đối tượng suy giảm tuổi thọ nhiều hơn. Ngoài ra, sự sụt giảm tuổi thọ lớn nhất được quan sát thấy ở nam giới Mỹ, giảm 2,2 năm so với mức năm 2019, tiếp theo là nam giới Lithuania (1,7 năm).
Bà Ridhi Kashyap, tác giả nghiên cứu từ LCDS giải thích về con số trên: “Sự suy giảm này là do tỷ lệ tử vong gia tăng đáng kể ở độ tuổi lao động vào năm 2020. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong tăng lên chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 60 là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm tuổi thọ, nhưng mọi thứ hoàn toàn ngược lại ở châu Âu khi tỷ lệ tử vong xảy ra ở nhóm người trên 60 tuổi”.
Phân tích của nhóm cũng kết luận rằng hầu hết các lần giảm tuổi thọ ở các quốc gia là do số lượng người chết bởi Covid-19.
Theo Kashyap, “Mặc dù chúng tôi biết rằng có thể xảy ra nhiều vấn đề về độ chính xác trong quá trình đếm số ca tử vong do Covid-19 như kiểm tra không đầy đủ hoặc phân loại sai, nhưng kết quả của chúng tôi chứng minh được rằng Covid-19 chính là thủ phạm cho những sụt giảm nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nước, tác động của nó là vô cùng lớn”.
Bà nói thêm: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các quốc gia khác công bố cũng như cung cấp nhiều dữ liệu tách biệt liên quan để có thể hiểu rõ hơn về tác động của đại dịch trên toàn cầu, bao gồm cả quốc gia có thu nhập thấp và trung bình”.
Nguồn: NDTV