Lập trình No-Code và Low-Code là gì? No-Code và Low-Code liệu có an toàn?

Lập trình bằng No-Code hay Low-Code có thể rất tuyệt vời cho các doanh nghiệp có ít chuyên môn công nghệ. Nhưng liệu chúng có thực sự an toàn - đó là câu hỏi của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc tạo những ứng dụng của riêng họ, nhưng không phải lúc nào họ cũng có đủ kiến thức chuyên môn để tạo một ứng dụng từ đầu. Các nền tảng No-Code hay Low-Code là những công cụ cho phép những người có ít hoặc không có kinh nghiệm đều có thể tạo mã phát triển phần mềm dễ dàng. Các nền tảng này sử dụng các mẫu trực quan, giao diện kéo thả và nhiều tính năng tiện lợi để biến việc phát triển phần mềm trở nên dễ dàng hơn đối với đối tượng không phải lập trình viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cái gì càng dễ thì lại càng có hạn chế nhất định, một trong số đó là những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. Đây là những thứ bạn cần biết về No-Code và Low-Code.

No-Code và Low-Code hoạt động như thế nào?

Lập trình No-Code và Low-Code là gì? No-Code và Low-Code liệu có an toàn?
Các nền tảng phát triển No-Code và Low-Code cung cấp tất cả thành phần và công cụ cần thiết để phát triển phần mềm, nhưng không yêu cầu nhà phát triển xây dựng ứng dụng từ đầu. Các giao diện kéo thả, cùng với các đối tượng và chức năng tạo sẵn, giúp những người không có kinh nghiệm dễ dàng tạo nhanh các ứng dụng, thuật toán mới hay phần mềm chức năng. Do đó, chuyên gia kinh doanh có thể tự phát triển các công cụ và ứng dụng mà không cần sự hỗ trợ từ nhà phát triển phần mềm hoặc chuyên gia công nghệ thông tin. Những công cụ phát triển này cũng bao gồm ứng dụng và mẫu dựng sẵn mà nhà phát triển có thể sử dụng làm cơ sở hoặc nền tảng cho chương trình tiếp theo. Bạn có thể so sánh các công cụ No-Code và Low-Code giống như dạng "đồ nội thất đã được đóng gói sẵn", sử dụng “các bộ phận đã chuẩn bị, được thiết kế để hoạt động với các công cụ đơn giản và hướng dẫn rõ ràng”, nhằm đơn giản hóa quy trình cho người dùng. Sự đơn giản của các công cụ phát triển này giúp nhà phát triển phần mềm không chuyên dễ tiếp cận hơn với người không có nền tảng mã hóa. Chúng cũng tiết kiệm thời gian, tăng tốc làm việc cho các lập trình viên có kỹ năng bằng cách đơn giản hóa quá trình tạo ứng dụng. Với những ai quan tâm đến lập trình nói chung nhưng chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, điều này rõ ràng khá hấp dẫn, sự quan tâm đến các kỹ thuật phát triển phần mềm như vậy cũng ngày càng tăng. No-Code và Low-Code phù hợp với nhiều đối tượng, bạn có thể là người hoàn toàn mới hoặc người có kỹ năng thiết yếu và kiến thức mã hóa cần thiết, có thể làm việc như một nhà điều hành máy tính hoặc lập trình viên.

No-Code và Low-Code mang đến những lợi ích gì?

Lập trình No-Code và Low-Code là gì? No-Code và Low-Code liệu có an toàn?
No-Code và Low-Code thực sự đã hạ thấp các rào cản phát triển phần mềm, hợp lý hóa các quy trình và cho phép doanh nghiệp phát triển ứng dụng nội bộ. Những công cụ này cũng giúp nhiều nhân viên có thể trực tiếp làm việc trong quá trình phát triển ứng dụng. Những nền tảng này thực chất không có gì mới, bằng chứng là đã có rất nhiều công cụ kinh doanh cung cấp các tính năng này, nhưng lại không gọi chúng một cách rõ ràng bằng khái niệm No-Code hay Low-Code. Chẳng hạn công cụ tự động hóa kinh doanh, cho phép người dùng tự động hóa các tác vụ như tổ chức email thông qua các giao diện kéo thả đơn giản, thực hiện các nhiệm vụ xác định, di chuyển và lưu trữ email.

Có sẵn những nền tảng No-Code hoặc Low-Code nào?

Không gian phát triển No-Code và Low-Code đã có những thành công đáng ghi nhận trong vài năm qua. Một số công cụ No-Code và Low-Code hiện đang có sẵn, chẳng hạn: Zoho Creator, ứng dụng Microsoft Power, Mendix, Knack, Salesforcem Google App Maker, LANSA... Những công cụ này cung cấp các tính năng về cơ bản là giống nhau - thường là một bộ công cụ phát triển phần mềm trực quan cho phép quy trình làm việc thuận tiện hơn. Các nền tảng No-Code hoặc Low-Code đến từ cả những tên tuổi lớn trong lĩnh vực phát triển phần mềm, như Google và Microsoft, hay cả những tổ chức nhỏ chưa có tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ.

No-Code hay Low-Code có phải là mối đe dọa không?

Bảo mật phần mềm và thực hành mã hóa tốt là công việc quan trọng. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh phát triển Web3, nơi nhiều câu hỏi xung quanh tính hợp pháp, sở hữu trí tuệ,...
Lập trình No-Code và Low-Code là gì? No-Code và Low-Code liệu có an toàn?
Môi trường No-Code hay Low-Code có thể giúp thiết kế phần mềm dễ tiếp cận hơn nhiều, tuy nhiên, mặt trái là việc thiết kế phần mềm an toàn trở nên khó khăn hơn. Các nhà phát triển thường không biết về các phương pháp hiệu quả nhất nâng cao bảo mật, hoặc các rủi ro bảo mật mà ứng dụng có thể gặp phải. No-Code hay Low-Code thường không cố gắng thông báo cho nhà phát triển về các vấn đề bảo mật tiềm ẩn hoặc các kỹ thuật mà họ có thể sử dụng, hòng làm cho phần mềm an toàn hơn. Tuy vậy, nhiều nền tảng trong số này vẫn bao gồm các tính năng bảo mật và an toàn. Song, họ có thể không tính đến khả năng lỗi do con người hoặc một nhà phát triển nghiệp dư thiếu kiến thức bảo mật. Nhà phát triển được đào tạo để thực hành trong môi trường No-Code hay Low-Code có thể nhận ra các vấn đề bảo mật tiềm ẩn, nhưng những người ít kinh nghiệm hơn sẽ không nhìn thấy những rủi ro này.

No-Code hay Low-Code có an toàn và bảo mật không?

Theo điều tra, cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào gặp sự cố mạng hoặc sự cố bảo mật nghiêm trọng do ứng dụng không có mã. Tuy nhiên, các rủi ro bảo mật liên quan đến phần mềm có thể khiến một công ty sử dụng phần mềm đó dễ bị tấn công hơn. Các tổ chức muốn sử dụng công cụ phát triển No-Code an toàn cũng nên xem xét bảo mật phần mềm trước. Họ nên tạo ra quy trình đánh giá để cải thiện khả năng hiển thị và dữ liệu của phần mềm No-Code. Những tài liệu về các ứng dụng này và cách chúng hoạt động nội bộ sẽ cho phép theo dõi dữ liệu, phần phụ thuộc và rủi ro bảo mật tiềm ẩn. Sự sẵn có của những công cụ phát triển này có thể là may mắn cho nhiều doanh nghiệp hiện nay, bởi nó giúp tạo phần mềm dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến các công ty dễ bị tổn thương hơn trước các mối đe dọa bảo mật. Điều quan trọng là doanh nghiệp nên có những cách để kiểm tra và đánh giá sản phẩm kỹ lưỡng hòng tìm ra lỗ hổng. Đồng thời, cung cấp đào tạo bảo mật cho nhân viên để hạn chế tối đa rủi ro. >>> Xác thực đa lớp là gì? Nguồn makeuseof
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top