Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online

Do nhiều yếu tố khác nhau, từ nguồn cung khan hiếm do dịch bệnh, thiếu chip, đến nhu cầu học tập và làm việc online cực lớn của người dùng, laptop bất ngờ trở thành món hàng xa xỉ, có tiền cũng chưa chắc mua được. Laptop mới “cháy hàng” ở nhiều phân khúc, lựa chọn duy nhất của chúng ta là tìm đến những chiếc laptop cũ, đã qua sử dụng. Nhưng liệu bạn có thể tin những lời “đường mật” từ người bán như ‘hàng dùng lướt’, ‘nữ dùng rất giữ’,… hay không? Trong bài viết này, VnReview tổng hợp một số kinh nghiệm bạn cần biết để tránh bị “hớ” khi mua laptop cũ.

Hình thức bên ngoài

Hình thức bên ngoài của một chiếc laptop là cách nhanh và dễ dàng nhất để đánh giá liệu người chủ cũ có giữ gìn cỗ máy của mình hay không. Một vài chỗ xước nhỏ thì có thể bỏ qua, nhưng hãy cẩn thận nếu máy bị móp cạnh, nứt, vỡ, vì đây là dấu hiệu cho thấy máy từng bị rơi hoặc chịu tác động của ngoại lực. Do đó, rất khó để đảm bảo linh kiện bên trong vẫn còn hoạt động tốt.
Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến vị trí các con ốc và viền của máy. Nếu các con ốc có dấu hiệu “toét”, viền máy hở nhiều, chứng tỏ chiếc laptop đã được tháo lắp nhiều lần. Linh kiện có còn “zin” không? Chủ cũ đã thay thế những gì? Đó là những thứ mà các bài quảng cáo laptop cũ thường không đề cập tới.
Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Khi bạn mua máy, hãy thử đóng mở máy vài lần để cảm nhận độ gập bản lề kết nối màn hình với thân máy. Nếu quá lỏng hoặc quá cứng đều sẽ ảnh hưởng tới quá trình sử dụng máy, nhất là cứng quá thì dễ làm bung chân ốc, bẻ vỡ vỏ máy.
Với các máy vẫn còn bảo hành, bạn cũng nên kiểm tra vị trí tem bảo hành, xem chính xác thời hạn bảo hành còn bao lâu, bảo hành tại đâu, tem có còn nguyên vẹn hay không.

Cấu hình

Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Trên thực tế, đây là điều bạn nên làm dù mua máy cũ hay máy mới. Bạn nên kiểm tra xem cấu hình laptop có đúng như người bán công bố không. RAM, dung lượng ổ cứng, chip có đáp ứng được nhu cầu công việc của mình không. Trong bài viết trước, người viết có đề cập cấu hình đủ để học online nên từ chip Intel Core i3 đời 8, RAM 8GB và SSD 256GB trở lên, nhưng nó áp dụng cho máy mới. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép, chip Core i3 đời cũ hơn, RAM 4GB cũng vẫn chấp nhận được, nhưng nhất thiết phải có SSD vì nó cải thiện đáng kể tốc độ mở máy và ứng dụng.
Có rất nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy. Ngay trên Windows, bạn có thể gõ lệnh “Windows + R” và nhập “dxdiag” và sẽ hiện thông tin CPU, RAM, bo mạch, đồ hoạ, hệ điều hành,… Nếu cần thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tải CPU-Z.

Màn hình

Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Suy cho cùng, thứ chúng ta sử dụng nhiều nhất trên laptop vẫn là màn hình. Trên laptop cũ, một vài thứ bạn có thể kiểm tra ngay bằng mắt thường như độ sáng, máy có sọc màn hình hay không, nứt vỡ gì không. Sâu hơn, bạn hãy kiểm tra điểm chết màn hình, cách đơn giản nhất là dùng Youtube, vào một video test điểm chết, chúng sẽ liên tục chuyển đổi giữa các màu cơ bản và bạn có thể dễ dàng nhận thấy nếu có một hay nhiều điểm chết. Các hãng sản xuất laptop có chính sách bảo hành màn hình bị điểm chết khác nhau, nên đó cũng là thứ bạn cần tham khảo trước.

Webcam và micro

Nếu xác định mua laptop cũ về để học online, hãy chú ý kiểm tra webcam và micro trước. Webcam có đủ rõ nét hay không? Có vấn đề gì về hình ảnh hay không? Micro to rõ, không bị rè chứ? Vào Facebook Messenger và thử gọi cho một người bạn là cách nhanh nhất để kiểm tra thử, hoặc có thể là Skype hoặc Zalo.

Bàn phím và touchpad

Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Khi kiểm tra bàn phím, bạn khởi động chương trình Word hoặc Notepad ở trên máy tính, gõ tất cả các phím chữ, số và ký tự xem có liệt nút nào không, các chữ số gõ có nhạy hay không, độ nảy của phím còn tốt không.
Đối với Touchpad, bạn kiểm tra độ nhạy của nó bằng cách sử dụng nó với các tác vụ bình thường, bấm thử nút chuột trái và nút chuột phải nhiều lần để đảm bảo touchpad không bị liệt, không nhạy. Một số laptop khi touchpad bị nóng có thể bị loạn cảm ứng. Ngoài ra, thiết kế của nhà sản xuất laptop về touchpad cũng cần phải lưu tâm đến, về vị trí đặt, độ rộng, độ trơn nhạy, software đi kèm để có sự trải nghiệm một cách tuyệt vời nhất.

Tình trạng ổ cứng

Nếu laptop cũ có SSD, bạn cần kiểm tra xem đó là SSD SATA hay PCIe NVMe, bằng cách sử dụng phần mềm Crystal Disk Mark. Ổ SSD SATA, ổ HDD truyền thống sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu chậm, trong khi SSD PCIe NVMe có tốc độ lên tới hàng nghìn MB/s, khác biệt sẽ rất rõ rệt.
Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Một vấn đề nữa với HDD cũ chính là tình trạng sức khoẻ của chúng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách cài phần mềm Hard DiskSentinel Pro, nếu khi test thấy sức khoẻ 100% thì quá tuyệt vời, 90-95% vẫn ở trong mức chấp nhận được, còn thấp hơn tức là ổ đã bắt đầu có vấn đề.
Phần mềm trên chỉ có thể kiểm tra HDD. nếu laptop có sử dụng SSD thì ta có thể dùng thêm phần mềm Crystal Disk Info để kiểm tra các thông số như: tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ ổ cứng, dung lượng đã ghi, số giờ hoạt động,…. ổ cứng SSD do có chu kì ghi dữ liệu là có hạn nên thông số dung lượng đã ghi là rất quan trọng, càng thấp càng tốt.

Pin và sạc

Pin laptop có chu kỳ chai nhanh hơn nhiều nếu so với smartphone. Thời lượng sử dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm tổng thể. Tất nhiên, khó có thể đòi hỏi thời lượng pin ở laptop cũ, nhưng ít ra chiếc laptop nên trụ được từ 3-4 tiếng với tần suất sử dụng trung bình.
Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Không dễ để kiểm tra dung lượng pin chính xác của chiếc laptop. Bạn có thể thử bằng cách cho chạy video từ 10-20 phút. Nếu máy chỉ tụt từ 3-5% thì đó là pin tốt, bạn lấy cơ sở đó để ước lượng thời gian sử dụng thực tế, còn tụt nhiều hơn thì nên cân nhắc.
Tốc độ sạc cũng là cách đánh giá viên pin đã bị chai hay chưa. Trong trường hợp giả định, pin còn 50%, bạn mới sạc 15 phút mà pin đã lên 70% hoặc hơn thì chứng tỏ dung lượng pin quá thấp hoặc viên pin đã bị chai nhiều, nếu có thể thì nên thay pin mới nếu vẫn quyết định chọn mẫu laptop đó.

Wi-Fi, Bluetooth và các cổng kết nối

Chiếc laptop cũ của bạn có hỗ trợ bắt wi-fi 5GHz hay không? Khả năng bắt bluetooth ra sao nếu bạn dùng chuột, bàn phím rời? Đứng ngay cạnh router mà sóng chỉ có 2-3 vạch? Những thứ này không có cách nào để nhìn nhận ngoại trừ bạn thử trực tiếp, và tự đưa ra đánh giá xem nhu cầu của bạn có được đáp ứng không.
Laptop mới “cháy hàng”, đây là những kinh nghiệm cần biết khi mua laptop cũ cho con học online
Đối với các cổng kết nối khác như USB, HDMI, VGA, LAN, Jack tai nghe 3.5, DVD,… bạn hãy yêu cầu cửa hàng lấy các thiết bị ngoại vi cắm lần lượt vào các cổng để kiểm tra. Nếu các cổng đều nhận và không bị chập trờn thì dĩ nhiên chúng còn hoạt động tốt. Còn nếu có cổng kết nối nào không hoạt động hoặc hoạt động chập trờn, bạn có thể báo cho nhân viên cửa hàng biết và kiểm tra lại, có thế đó chỉ là thiếu driver hoặc cổng kết nối bị bụi bẩn chứ không hẳn là lỗi phần cứng nào quá nghiêm trọng.
Trên đây là những bước kiểm tra toàn diện và cơ bản nhất bạn cần làm khi quyết định chọn mua một chiếc laptop đã qua sử dụng. Việc mua đồ cũ, đặc biệt là đồ điện tử luôn có những rủi ro, nên nếu có thể, bạn hãy nhờ một người quen có kiến thức nhất định đi cùng để kiểm tra, đồng thời mua ở những nơi có bảo hành để có thể được hỗ trợ nếu có vấn đề phát sinh sau này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top