Laptop nội địa Hàn Quốc thất thế ngay trên sân nhà

Giống như với smartphone và nhiều thiết bị gia dụng khác, Samsung Electronics và LG Electronics từ lâu đã là những ông lớn trên thị trường laptop Hàn Quốc.
Nhưng những nhãn hiệu nước ngoài với giá cả hết sức cạnh tranh đã bắt đầu thu hút được sự chú ý từ người dùng trong nước từ vài năm qua. Nổi bật nhất là Asus đến từ Đài Loan với thành tích đáng nể: leo lên ngôi vị số một của thị trường laptop thương mại Hàn Quốc, lần đầu tiên buộc các công ty Hàn Quốc phải “trao vương miện” cho một đối thủ ngoại quốc.
Trên thị trường toàn cầu nói chung, laptop chưa bao giờ là “pháo đài” đối với các nhãn hiệu điện tử nội địa Hàn Quốc. Ví dụ, trong khi Lenovo của Trung Quốc đứng đầu thị trường laptop toàn cầu với thị phần 24% trong quý I/2022, theo sau là HP (20%), Dell (18%), Apple (9%), Asus (7,2%), và Acer (7,1%), thì Samsung Electronics và LG Electronics thậm chí còn không lọt nổi vào top 6, và ngậm ngùi chấp nhận nằm trong danh sách “khác” trong báo cáo thị trường laptop toàn cầu vào tháng 4 của Gartner. Theo đó, danh sách “khác” bao gồm Samsung và LG chỉ chiếm tổng thị phần 16% mà thôi.
Laptop nội địa Hàn Quốc thất thế ngay trên sân nhà
Laptop Asus BR1100FKA
Tuy nhiên, tại quê nhà, Samsung và LG luôn nắm gọn thị trường laptop trong lòng bàn tay, nhờ chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho các nhãn hiệu nội địa và hệ thống chăm sóc khách hàng được đánh giá rất cao - nhưng vinh quang không kéo dài mãi, khi mà các nhãn hiệu nước ngoài đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước.
Như đã nói ở trên, Asus là ví dụ điển hình, tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá để giúp sản phẩm bùng nổ trên thị trường.
Laptop Asus nổi tiếng vì phù hợp túi tiền” - một nhân viên văn phòng họ Seo, 28 tuổi, đã dùng laptop Asus được 8 năm, cho biết. Anh này hiện đang sở hữu một chiếc laptop Asus Vivobook Pro 14X để làm công việc biên tập ảnh và video, chơi vài tựa game, và soạn thảo tài liệu.
Một chiếc laptop hiệu năng cao từ Asus có giá khoảng 1 triệu won (779 USD), trong khi phải mất từ 1,5 - 2 triệu won mới mua được những chiếc laptop hiệu năng tương đương từ Apple hoặc Samsung” - Seo nói.
Asus, cùng với các nhãn hiệu nước ngoài khác, đang cực kỳ thịnh hành tại công sở và trường học ở Hàn Quốc.
Trong quý I/2022, Asus đã vượt mặt Samsung và LG trên thị trường laptop doanh nghiệp - bao gồm các nhóm khách hàng nhà nước, tư nhân, và giáo dục - với thị phần 31,6%, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo công ty theo dõi thị trường IDC.
Họ tự hào tuyên bố rằng đây là lần đầu tiên một công ty nước ngoài xếp đầu danh sách bán chạy trên thị trường laptop Hàn Quốc.
Samsung chiếm 28,4% thị phần, xếp thứ 2, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của LG giảm 9,5% xuống mức 17,4%.
Dẫn đầu bởi Asus, tổng thị phần của các nhãn hiệu laptop nước ngoài - bao gồm Asus, Apple, Lenovo, HP, MSI, Dell, Microsoft, và Acer - chiếm 60%, tăng gần gấp đôi so với mức 32% của năm ngoái.
Đồng thời, các nhãn hiệu nước ngoài cũng mở rộng sự hiện diện trong thị trường laptop doanh nghiệp và tiêu dùng so với các đối thủ nội địa, với tổng thị phần đạt 33%, tăng từ mức 27% của năm ngoái.
Laptop nội địa Hàn Quốc thất thế ngay trên sân nhà
Samsung Electronics và LG Electronics vẫn dẫn trước với tổng thị phần trên thị trường tiêu dùng là 65%, dù đã giảm 6% so với năm ngoái.
Sở dĩ Asus tiến nhanh như vậy trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 là nhờ một hợp đồng chính phủ quy mô lớn được ký kết hồi tháng 2. Công ty này đã đạt được thỏa thuận cung cấp 280.000 laptop với liên minh LG HelloVision và BKSystems, chuyên cung cấp các thiết bị thông minh cho sinh viên tại vùng Nam Gyeongsang thông qua văn phòng giáo dục địa phương. Các laptop này được sử dụng để giảng dạy trực tuyến, giáo dục số và quản lý học sinh/sinh viên - theo Văn phòng Giáo dục Nam Gyeongsang.
Nhà cung ứng thiết bị thông minh chọn laptop Asus vì chúng đáp ứng được các tiêu chí đa dạng của chúng tôi - như độ bền, sự đa dạng về thiết bị nhập liệu, và tính dễ sử dụng - phù hợp với ngân sách, và các sinh viên hiện đang sử dụng các thiết bị này để học tại trường hoặc học tại nhà” - theo Jeong So-young, một viên chức thuộc văn phòng giáo dục vùng ở nam Gyeongsang.
Có một số ý kiến rằng các thiết bị này quá nặng, và dù sự thật là chúng nặng hơn so với các mẫu máy siêu gọn nhẹ đắt đỏ, chúng tôi đã cố chọn những mẫu phù hợp nhất với nhu cầu xét về độ bền và có tùy chọn màn hình cảm ứng” - Jeong nói thêm.
Một mảng mà Asus trên cơ các công ty địa phương là giá bán.
Laptop Samsung và LG từ lâu đã tụt lại đằng sau các đối thủ nước ngoài xét về tỉ suất chi phí - lợi ích.
Những chiếc laptop Asus rẻ nhất, với vi xử lý Intel core i7 thế hệ 12 và GPU GeForce RTX 30 series có giá khoảng 1,3 - 1,6 triệu won. Các mẫu máy Samsung với cấu hình tương tự có giá khoảng 1,7 - 1,9 triệu won, dù giá có thể biến động tùy thuộc nhà bán lẻ và các tùy chọn bổ sung khác.
Samsung Galaxy Book 2 Pro (2022) và Asus Zenbook 14 OLED (2022) đều có vi xử lý Intel core i5 thế hệ 12, 16GB RAM, màn hình lần lượt là 15,6-inch và 14-inch. Nhưng giá của mẫu máy do Asus sản xuất chỉ khoảng 1,3 triệu won, còn Samsung Galaxy Book lại lên đến 1,7 triệu won - giá chưa bao gồm Windows bản quyền.
Dịch vụ hậu mãi ngày càng được cải thiện là một lý do khác khiến người tiêu dùng nội địa bắt đầu có hứng thú với các nhãn hiệu nước ngoài. Trước đây, các nhãn hiệu nước ngoài thường kém xa các nhãn hiệu nội địa xét về số lượng trung tâm bảo hành. Tuy nhiên, gần đây, các công ty đã tìm mọi cách để thu hút được nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn thông qua hàng loại chương trình hậu mãi hấp dẫn.
Điểm yếu lớn nhất của các nhãn hiệu giá rẻ như Asus, Acer, và Lenovo là dịch vụ hậu mãi, so với các công ty lớn như Apple, Samsung và LG” - Seo nói. “Nhưng dịch vụ hậu mãi của Asus đã được cải thiện đáng kể thời gian qua, với số lượng trung tâm bảo hành tăng lên trong bối cảnh các mẫu laptop của hãng dần trở nên phổ biến hơn”
Laptop nội địa Hàn Quốc thất thế ngay trên sân nhà
Học sinh Hàn Quốc sử dụng laptop trong lớp học
Asus cũng tự hào rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời của họ là một thế mạnh so với các nhãn hiệu khác, và cả những chương trình marketing đánh mạnh vào nhóm khách hàng doanh nghiệp nữa.
Đối với các cơ sở giáo dục, Asus cung cấp các dịch vụ tùy biến đa dạng như thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng dành riêng cho Văn phòng Giáo dục vùng Nam Gyeongsang. Công ty còn mở một trung tâm chăm sóc khách hàng chuyên cho các doanh nghiệp nữa.
Nhu cầu laptop đã tăng cao trong hai năm qua, chủ yếu do đại dịch COVID-19 và kết quả của công cuộc chuyển đổi số.
IDC cho biết trong quý I/2022, thị trường máy tính cá nhân (PC) của Hàn Quốc, bao gồm desktop và laptop, đã tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,1 triệu máy bán ra. Doanh số PC trong thị trường giáo dục tăng 85% so với năm ngoái, trong khi thị trường hộ gia đình thì tăng 2,1%, thị trường nhà nước tăng 6,3% và thị trường tư nhân tăng 8,8%.
Tham khảo: KoreaJoongAngDaily
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top