Lần đầu tiên Leica công bố chiếc máy ảnh rangefinder M10 của mình vào tháng 01/2017 và kể từ đó, công ty đã phát hành nhiều biến thể của chiếc máy ảnh này. Gần đây nhất, Leica M10-R đã bổ sung cảm biến 40MP. Đây là một bước tiến lớn hơn so với cảm biến 24MP trong chiếc Leica M10 ban đầu. Nhưng mới đây, Leica đã sẵn sàng bỏ lại dòng sản phẩm Leica M10 và chuyển sang 1 chiếc máy ảnh hoàn toàn mới, đó là Leica M11.
Leica M11 có thể sẽ trông quen thuộc với những ai đã từng chú ý đến dòng máy ảnh rangefinder nổi tiếng của Leica trước đây. Nó vẫn sử dụng ngàm ống kính Leica M, nhưng công ty Đức đã trang bị vào chiếc máy ảnh này đủ các tính năng mới để đặt cho nó một cái tên mới. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là cảm biến Full Frame 60MP mới, giúp chiếc máy ảnh này trở thành 1 nâng cấp lớn đối với những ai đã mua Leica M10 ban đầu vào năm 2017. Cảm biến “3 độ phân giải” này có thể chụp ảnh RAW DNG hoặc JPG ở độ phân giải 60MP, 36MP hay 18MP. Đáng chú ý, Leica cho biết, Leica M11 sẽ sử dụng toàn bộ khu vực cảm biến khi chụp ở độ phân giải thấp hơn, thay vì cắt ảnh xuống. Nhưng những hình ảnh này có thể mất một số độ sắc nét vì sử dụng tính năng gộp điểm ảnh (pixel binning) hoặc bị bỏ qua dòng (line skipping) vốn xảy ra khi sử dụng đầy đủ cảm biến để chụp ở độ phân giải thấp hơn.
Tuy nhiên, chụp ảnh ở độ phân giải thấp sẽ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ cũng như kéo dài khả năng chụp liên tiếp. Dải ISO trên chiếc máy này trải dài trong khoảng 64 – 50.000, rộng hơn một chút so với phạm vi 100 – 50.000 trên dòng Leica M10.
Về dung lượng lưu trữ, Leica M11 có bộ nhớ trong 64GB, cho phép các nhiếp ảnh gia lưu trữ hình ảnh trên bộ nhớ trong cũng như thẻ nhớ SD. Leica cũng thiết kế lại tấm plate đáy của chiếc máy ảnh nhằm mang đến khả năng truy cập nhanh hơn vào khe cắm thẻ SD và pin. Ngoài ra, Leica M11 còn có 1 cổng USB-C nằm ngay phía dưới, được sử dụng để sạc pin và truyền tải ảnh sang máy tính dễ dàng hơn. Đó là một tính năng khá phổ biến ngày nay nhưng lại là một bổ sung đáng hoan nghênh đối với M1. Leica cũng tiết lộ rằng viên pin 1.800mAh bên trong Leica M11 có thể dự trữ nhiều năng lượng hơn 64% so với pin trên những mẫu cũ hơn.
Giống như dòng Leica M10, M11 sử dụng hệ thống rangefinder quang của Leica và chỉ có lấy nét thủ công. Nhưng màn hình 3 inch ở phía sau cũng có thể được sử dụng làm viewfinder với độ phân giải 2.332.800 pixel, cao hơn gấp đôi so với con số 1.036.800 pixel trên Leica M10. Hơn nữa, Leica M11 còn có cả màn trập cơ lẫn màn trập điện tử.
Tùy chọn màn trập cơ tiêu chuẩn có thể chụp ở tốc độ tối đa 1/4000 giây, trong khi màn trập điện tử có thể chạm đến ngưỡng 1/16.000 giây. Có lẽ quan trọng nhất, màn trập điện tử sẽ hoàn toàn im lặng. Đây chính là điều mà các nhiếp ảnh gia đường phố đánh giá cao. Leica M10-R có màn trập cơ “cực kỳ im lặng”, nhưng chắc chắn nó sẽ không thể đánh bại màn trập điện tử, vốn không tạo ra bất kỳ chuyển động nào, trong trường hợp cần hoạt động yên tĩnh thực sự.
Leica cung cấp 2 phiên bản cho M11: màu đen hoàn toàn hoặc kết hợp giữa đen và bạc. Phiên bản kết hợp màu đen và bạc sử dụng tấm plate đồng trên cùng, khiến cỗ máy nặng 640 gram, tức nặng hơn 100 gram so với phiên bản màu đen hoàn toàn. Để giảm trọng lượng, chiếc máy ảnh này sử dụng nhôm cho mặt trên, được phủ lớp chống xước. Dĩ nhiên, M11 vẫn sẽ có giá rất đắt đỏ, phù hợp với truyền thống và danh tiếng của Leica. Cụ thể, Leica M11 sẽ được lên kệ với giá 8.995 USD (tương đương 204 triệu đồng) nếu không có ống kính, tương đương với Leica M10-R trước đó, và hiện đã sẵn sàng để người dùng đặt mua.
Nguồn: Engadget
Tuy nhiên, chụp ảnh ở độ phân giải thấp sẽ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ cũng như kéo dài khả năng chụp liên tiếp. Dải ISO trên chiếc máy này trải dài trong khoảng 64 – 50.000, rộng hơn một chút so với phạm vi 100 – 50.000 trên dòng Leica M10.
Về dung lượng lưu trữ, Leica M11 có bộ nhớ trong 64GB, cho phép các nhiếp ảnh gia lưu trữ hình ảnh trên bộ nhớ trong cũng như thẻ nhớ SD. Leica cũng thiết kế lại tấm plate đáy của chiếc máy ảnh nhằm mang đến khả năng truy cập nhanh hơn vào khe cắm thẻ SD và pin. Ngoài ra, Leica M11 còn có 1 cổng USB-C nằm ngay phía dưới, được sử dụng để sạc pin và truyền tải ảnh sang máy tính dễ dàng hơn. Đó là một tính năng khá phổ biến ngày nay nhưng lại là một bổ sung đáng hoan nghênh đối với M1. Leica cũng tiết lộ rằng viên pin 1.800mAh bên trong Leica M11 có thể dự trữ nhiều năng lượng hơn 64% so với pin trên những mẫu cũ hơn.
Tùy chọn màn trập cơ tiêu chuẩn có thể chụp ở tốc độ tối đa 1/4000 giây, trong khi màn trập điện tử có thể chạm đến ngưỡng 1/16.000 giây. Có lẽ quan trọng nhất, màn trập điện tử sẽ hoàn toàn im lặng. Đây chính là điều mà các nhiếp ảnh gia đường phố đánh giá cao. Leica M10-R có màn trập cơ “cực kỳ im lặng”, nhưng chắc chắn nó sẽ không thể đánh bại màn trập điện tử, vốn không tạo ra bất kỳ chuyển động nào, trong trường hợp cần hoạt động yên tĩnh thực sự.
Leica cung cấp 2 phiên bản cho M11: màu đen hoàn toàn hoặc kết hợp giữa đen và bạc. Phiên bản kết hợp màu đen và bạc sử dụng tấm plate đồng trên cùng, khiến cỗ máy nặng 640 gram, tức nặng hơn 100 gram so với phiên bản màu đen hoàn toàn. Để giảm trọng lượng, chiếc máy ảnh này sử dụng nhôm cho mặt trên, được phủ lớp chống xước. Dĩ nhiên, M11 vẫn sẽ có giá rất đắt đỏ, phù hợp với truyền thống và danh tiếng của Leica. Cụ thể, Leica M11 sẽ được lên kệ với giá 8.995 USD (tương đương 204 triệu đồng) nếu không có ống kính, tương đương với Leica M10-R trước đó, và hiện đã sẵn sàng để người dùng đặt mua.