From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Sony và Microsoft đang trong 1 cuộc chiến xoay quanh công ty trò chơi điện tử Activision Blizzard. Cả 2 bên đều ra sức bảo vệ quan điểm của mình, Sony thì tìm cách ngăn cản còn công ty Mỹ thì khẳng định thương vụ này không thể gây ra tình trạng độc quyền. Đây là thương vụ được cả ngành game chú ý vì quy mô lên tới 69 tỷ USD của nó, cùng với kho IP giá trị của Activision Blizzard nếu rơi vào tay Microsoft.
Mới đây, cơ quan chống độc quyền FTC của Mỹ đã nhảy vào bằng 1 vụ kiện, cáo buộc Microsoft hoàn tất vụ mua bán này sẽ trở thành thế lực lũng đoạn thị trường trò chơi điện tử. Họ bày tỏ lo ngại hãng sản xuất Xbox có thể chiếm lấy nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành game, từ đó ảnh hưởng xấu tới đối thủ và người tiêu dùng.
Trong khi đó, Sony đang tích cực thuyết phục liên minh Châu Âu rằng vụ mua bán này gây hại cho người chơi hòng chặn đứng Microsoft.
Microsoft đang nỗ lực thâu tóm Activision Blizzard dù bị Sony và nhiều cơ quan phản đối
Mới đây, 1 giám đốc của Activision Blizzard là Lulu Cheng Meservey đã lên Twitter để ủng hộ vụ giao dịch trị giá 69 tỷ USD. Cô đã yêu cầu FTC xem xét trường hợp của phim truyền hình The Last of Us đang phát sóng trên HBO Max. Theo Meservey, bộ phim này đang trở thành “một bom tấn truyền hình thứ thiệt, với hàng chục triệu người xem đến nay”, và nếu FTC theo đuổi vụ kiện nhằm ngăn Microsoft tiếp quản Activision Blizzard, họ nên tìm hiểu kĩ hơn về nó.
Meservey chỉ ra gã khổng lồ nước Nhật có 1 kho tài sản trí tuệ (IP) “vô song” trong ngành, vượt ra khỏi lĩnh vực trò chơi điện tử và chạm đến cả truyền hình, điện ảnh, âm nhạc. Vì thế, công ty Nhật Bản có thể tận dụng các IP này để làm thành phim, hoặc tiếp thị quảng bá để tạo sự hứng thú trở lại với 1 game ra mắt đã lâu. Bằng chứng chính là TV series đang gây sốt trên nền tảng HBO Max, Meservey cho rằng nó là 1 ví dụ không thể rõ ràng hơn về vị thế đặc biệt của Sony trong ngành.
Một giám đốc của Activision cố chứng minh với FTC rằng "The Last of Us" là ví dụ cho thấy Sony không bị ảnh hưởng khi Microsoft tiếp quản công ty mình
Bộ phim được sản xuất bởi Sony Pictures TV và PlayStation Productions. Nó dựa trên nguyên tác video game của Naughty Dog, phát hành độc quyền trên hệ máy PlayStation. Mà cả PlayStation Productions và Naughty Dog thì đều là studio thuộc Sony Interactive, còn Sony Pictures TV và Sony Interactive đương nhiên lại thuộc tập đoàn Nhật Bản. Về cơ bản, tuy The Last of Us do Warner Bros. phát hành qua nền tảng streaming HBO Max và kênh truyền hình HBO, song nó có quá nhiều “hàm lượng Sony” ở trong đó.
Cô tiếp tục chứng minh FTC cần xem xét kĩ trường hợp của The Last of Us. Khi bản phim chuyển thể thành công, nó kích thích ngược lại doanh số của video game trên PS4 và PS5. Đã thế sắp tới, The Last of Us còn được port lên nền tảng PC mà vẫn tiếp tục vắng mặt trên Xbox của Microsoft. Vậy là các công ty giải trí thuộc Sony đều có thể thu được lợi ích tối đa từ thành công của dự án, từ công ty game cho tới hãng phim.
Bộ phim truyền hình "The Last of Us" bất ngờ bị lôi vào tranh cãi giữa Microsoft và Sony xoay quanh việc thâu tóm Activision Blizzard
Nếu FTC lo sợ Microsoft có thể “tận dụng” kho game Activision Blizzard để gây áp lực lên các đối thủ, thì The Last of Us lại cho thấy lo lắng đó là thừa. Bởi Sony vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ vào vô số tài năng lẫn những IP giá trị xuyên suốt các bộ phận game, nhạc, phim của họ. Cô cho rằng FTC không cần bảo vệ hay bênh vực công ty Nhật vì họ vốn đã rất vững mạnh, chẳng bị sứt mẻ chút nào kể cả khi Microsoft tiếp quản thành công Activision Blizzard.
Quan điểm của vị giám đốc này dựa trên 1 thực tế rằng, thương hiệu đến từ xứ mặt trời mọc không chỉ hiện diện ở ngành game thông qua Sony Interactive và máy chơi game PlayStation, mà còn sở hữu Sony Music cùng Sony Pictures. Một công ty là hãng thu âm lớn thứ 2 và nhà xuất bản âm nhạc lớn nhất thế giới, công ty còn lại thì đứng trong nhóm Big 5 Hollywood - 5 hãng phim lớn nhất thế giới.
Bên trong Sony đang diễn ra hàng chục dự án cộng tác chéo giữa các công ty hoạt động ở lĩnh vực khác nhau
Tại Sony Pictures, hiện có tới 10 dự án chuyển thể phim từ game PlayStation mà The Last of Us mới chỉ là khởi đầu. Họ vẫn đang thực hiện các TV series God of War, Horizon và Twisted Metal. Đó là còn chưa kể đến công ty con Aniplex là 1 trong những nhà phân phối và sản xuất anime lớn nhất thế giới, nền tảng streaming Crunchyroll sở hữu thư viện anime bản quyền đồ sộ nhất hành tinh. Từ đó, tạo thành tổ hợp giải trí game, phim, nhạc, anime bên trong ông lớn Nhật Bản.
Không chỉ Meservey, Microsoft cũng liên tục giải thích rằng họ sẽ không làm giảm sự cạnh tranh trong ngành. Công ty Mỹ tuyên bố sẵn sàng cung cấp thỏa thuận dài hạn cho trò chơi Call of Duty trên PlayStation, thậm chí sẵn sàng đưa nó lên Nintendo Switch. Đồng thời, Microsoft liên tục chứng minh họ không thể gây tổn hại gì tới vị thế Sony hay lợi ích của cộng đồng game thủ, nhất là những người chơi hệ PlayStation, nếu thương vụ diễn ra trót lọt.
>>> Thành công của phim truyền hình "The Last of Us" có ý nghĩa gì với Sony?
Mới đây, cơ quan chống độc quyền FTC của Mỹ đã nhảy vào bằng 1 vụ kiện, cáo buộc Microsoft hoàn tất vụ mua bán này sẽ trở thành thế lực lũng đoạn thị trường trò chơi điện tử. Họ bày tỏ lo ngại hãng sản xuất Xbox có thể chiếm lấy nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành game, từ đó ảnh hưởng xấu tới đối thủ và người tiêu dùng.
Trong khi đó, Sony đang tích cực thuyết phục liên minh Châu Âu rằng vụ mua bán này gây hại cho người chơi hòng chặn đứng Microsoft.
Mới đây, 1 giám đốc của Activision Blizzard là Lulu Cheng Meservey đã lên Twitter để ủng hộ vụ giao dịch trị giá 69 tỷ USD. Cô đã yêu cầu FTC xem xét trường hợp của phim truyền hình The Last of Us đang phát sóng trên HBO Max. Theo Meservey, bộ phim này đang trở thành “một bom tấn truyền hình thứ thiệt, với hàng chục triệu người xem đến nay”, và nếu FTC theo đuổi vụ kiện nhằm ngăn Microsoft tiếp quản Activision Blizzard, họ nên tìm hiểu kĩ hơn về nó.
Meservey chỉ ra gã khổng lồ nước Nhật có 1 kho tài sản trí tuệ (IP) “vô song” trong ngành, vượt ra khỏi lĩnh vực trò chơi điện tử và chạm đến cả truyền hình, điện ảnh, âm nhạc. Vì thế, công ty Nhật Bản có thể tận dụng các IP này để làm thành phim, hoặc tiếp thị quảng bá để tạo sự hứng thú trở lại với 1 game ra mắt đã lâu. Bằng chứng chính là TV series đang gây sốt trên nền tảng HBO Max, Meservey cho rằng nó là 1 ví dụ không thể rõ ràng hơn về vị thế đặc biệt của Sony trong ngành.
Bộ phim được sản xuất bởi Sony Pictures TV và PlayStation Productions. Nó dựa trên nguyên tác video game của Naughty Dog, phát hành độc quyền trên hệ máy PlayStation. Mà cả PlayStation Productions và Naughty Dog thì đều là studio thuộc Sony Interactive, còn Sony Pictures TV và Sony Interactive đương nhiên lại thuộc tập đoàn Nhật Bản. Về cơ bản, tuy The Last of Us do Warner Bros. phát hành qua nền tảng streaming HBO Max và kênh truyền hình HBO, song nó có quá nhiều “hàm lượng Sony” ở trong đó.
Cô tiếp tục chứng minh FTC cần xem xét kĩ trường hợp của The Last of Us. Khi bản phim chuyển thể thành công, nó kích thích ngược lại doanh số của video game trên PS4 và PS5. Đã thế sắp tới, The Last of Us còn được port lên nền tảng PC mà vẫn tiếp tục vắng mặt trên Xbox của Microsoft. Vậy là các công ty giải trí thuộc Sony đều có thể thu được lợi ích tối đa từ thành công của dự án, từ công ty game cho tới hãng phim.
Nếu FTC lo sợ Microsoft có thể “tận dụng” kho game Activision Blizzard để gây áp lực lên các đối thủ, thì The Last of Us lại cho thấy lo lắng đó là thừa. Bởi Sony vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ vào vô số tài năng lẫn những IP giá trị xuyên suốt các bộ phận game, nhạc, phim của họ. Cô cho rằng FTC không cần bảo vệ hay bênh vực công ty Nhật vì họ vốn đã rất vững mạnh, chẳng bị sứt mẻ chút nào kể cả khi Microsoft tiếp quản thành công Activision Blizzard.
Quan điểm của vị giám đốc này dựa trên 1 thực tế rằng, thương hiệu đến từ xứ mặt trời mọc không chỉ hiện diện ở ngành game thông qua Sony Interactive và máy chơi game PlayStation, mà còn sở hữu Sony Music cùng Sony Pictures. Một công ty là hãng thu âm lớn thứ 2 và nhà xuất bản âm nhạc lớn nhất thế giới, công ty còn lại thì đứng trong nhóm Big 5 Hollywood - 5 hãng phim lớn nhất thế giới.
Tại Sony Pictures, hiện có tới 10 dự án chuyển thể phim từ game PlayStation mà The Last of Us mới chỉ là khởi đầu. Họ vẫn đang thực hiện các TV series God of War, Horizon và Twisted Metal. Đó là còn chưa kể đến công ty con Aniplex là 1 trong những nhà phân phối và sản xuất anime lớn nhất thế giới, nền tảng streaming Crunchyroll sở hữu thư viện anime bản quyền đồ sộ nhất hành tinh. Từ đó, tạo thành tổ hợp giải trí game, phim, nhạc, anime bên trong ông lớn Nhật Bản.
Không chỉ Meservey, Microsoft cũng liên tục giải thích rằng họ sẽ không làm giảm sự cạnh tranh trong ngành. Công ty Mỹ tuyên bố sẵn sàng cung cấp thỏa thuận dài hạn cho trò chơi Call of Duty trên PlayStation, thậm chí sẵn sàng đưa nó lên Nintendo Switch. Đồng thời, Microsoft liên tục chứng minh họ không thể gây tổn hại gì tới vị thế Sony hay lợi ích của cộng đồng game thủ, nhất là những người chơi hệ PlayStation, nếu thương vụ diễn ra trót lọt.
>>> Thành công của phim truyền hình "The Last of Us" có ý nghĩa gì với Sony?