VNR Content
Pearl
Theo một nghiên cứu được công bố trong tuần, các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng đã tìm ra liệu pháp hoàn toàn mới, có tác dụng chữa lành ********* bị tổn thương. Dựa trên một loại vật liệu tổng hợp do nhóm nghiên cứu trực tiếp phát triển giúp khôi phục chức năng cương dương bình thường, sau khi thử nghiệm cấy vào lợn. Vật liệu này có thể mang lại những ưu thế vượt trội so với các liệu pháp chữa trị hiện hành, thậm chí được kỳ vọng có thể ứng dụng trong chữa trị các loại mô khác.
Trong cấu trúc của một *********, tinh mạc (tunica albuginea) là lớp bảo vệ có tính đàn hồi, bao quanh các mô cương dương giúp bơm máu đến các cơ quan khác. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cương cứng. Đây cũng chính là bộ phận thường dễ bị tổn thương nhất bởi các tác nhân hoặc chấn thương (như gãy *********). Trong khi hiện nay đã có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị niệu đạo bị tổn thương, việc khôi phục thể hang vẫn còn kém hiệu quả và chưa đạt được tác dụng như mong đợi.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc đã quyết định thử nghiệm một hướng tiếp cận mới, nhằm điều trị các loại chấn thương này. Phương pháp mới chủ đích tổng hợp ra một loại vật liệu an toàn, sở hữu các đặc tính vật lí tương đồng với tunica albuginea bao quanh thể hang. Có thể linh hoạt uốn cong và vặn xoắn khi ********* không cương, nhưng sau đó lại nhanh chóng trở nên “rắn rỏi” trong quá trình cương cứng. Loại tunica albuginea nhân tạo này được làm bằng chất liệu hydrogel, sắp xếp theo cấu trúc sợi xếp chồng lên nhau, hoàn toàn tương tự như tunica albuginea tự nhiên.
Trong các thí nghiệm tiến hành trên lợn bị tổn thương tunica albuginea, loại vật liệu mới cho phép ********* đang cương của chúng giãn nở và đạt trạng thái cứng ******* khỏe mạnh (********* được cương theo yêu cầu với sự giúp đỡ của một liều tiêm nước muối). Mặc dù vật liệu này không chữa lành các mô xung quanh, nhưng nó cũng không gây ra thêm bất kỳ vết sẹo nào một tháng sau đó.
“Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng tunica albuginea nhân tạo hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong việc chữa chấn thương *********”, nhóm tác giả viết trong bài báo của họ, được đăng hôm thứ tư trên tờ Matter.
Mặc dù rất đáng được khích lệ, nhưng Shi vẫn lưu ý rằng những kết quả cùng công nghệ mới này chỉ đang ở giai đoạn đầu, vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu khác trước khi đem đi thử nghiệm trên cơ thể người. Những vấn đề khác tiếp tục được đặt ra, đó là việc phải xác nhận tính hiệu quả và an toàn lâu dài của vật liệu, tức là nó có thể tồn tại mà không bành trướng trong cơ thể trong vòng ít nhất từ 3 đến 5 năm.
Bên cạnh đó, cần cải tiến phương thức cấy vật liệu vào ********* (hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang sử dụng một sợi chỉ khâu đơn giản). Và ngay cả khi vật liệu này hoạt động đúng như dự định thì đó cũng chỉ là một mảnh ghép nhỏ lẻ, vì một ********* bị thương thường sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác đi kèm, không đơn thuần chỉ có các thương tổn dọc theo lớp tunica albuginea.
Nhóm nghiên cứu vẫn đang tích cực làm việc nhằm tinh chỉnh công nghệ, tìm ra những cách tốt hơn để chữa lành tổn thương ********* nói chung, bao gồm cả việc điều trị thương tổn thần kinh vĩnh viễn. Với phương pháp tiếp cận mới này, nhóm tin rằng vật liệu mới có thể được ứng dụng rộng rãi trên các mô bị tổn thương khác trong cơ thể, như mô ở bàng quang và tim. Dĩ nhiên phải tiến hành điều chỉnh vật liệu tùy thuộc vào loại mô mà nó sẽ được cấy vào để chữa trị.
>>> Thuật toán mới giúp giải mã cảm xúc tâm lý của loài lợn, hỗ trợ chăn nuôi hiệu quả hơn
Tham khảo: Gizmodo
Trong cấu trúc của một *********, tinh mạc (tunica albuginea) là lớp bảo vệ có tính đàn hồi, bao quanh các mô cương dương giúp bơm máu đến các cơ quan khác. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cương cứng. Đây cũng chính là bộ phận thường dễ bị tổn thương nhất bởi các tác nhân hoặc chấn thương (như gãy *********). Trong khi hiện nay đã có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị niệu đạo bị tổn thương, việc khôi phục thể hang vẫn còn kém hiệu quả và chưa đạt được tác dụng như mong đợi.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc đã quyết định thử nghiệm một hướng tiếp cận mới, nhằm điều trị các loại chấn thương này. Phương pháp mới chủ đích tổng hợp ra một loại vật liệu an toàn, sở hữu các đặc tính vật lí tương đồng với tunica albuginea bao quanh thể hang. Có thể linh hoạt uốn cong và vặn xoắn khi ********* không cương, nhưng sau đó lại nhanh chóng trở nên “rắn rỏi” trong quá trình cương cứng. Loại tunica albuginea nhân tạo này được làm bằng chất liệu hydrogel, sắp xếp theo cấu trúc sợi xếp chồng lên nhau, hoàn toàn tương tự như tunica albuginea tự nhiên.
“Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng tunica albuginea nhân tạo hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong việc chữa chấn thương *********”, nhóm tác giả viết trong bài báo của họ, được đăng hôm thứ tư trên tờ Matter.
Mặc dù rất đáng được khích lệ, nhưng Shi vẫn lưu ý rằng những kết quả cùng công nghệ mới này chỉ đang ở giai đoạn đầu, vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu khác trước khi đem đi thử nghiệm trên cơ thể người. Những vấn đề khác tiếp tục được đặt ra, đó là việc phải xác nhận tính hiệu quả và an toàn lâu dài của vật liệu, tức là nó có thể tồn tại mà không bành trướng trong cơ thể trong vòng ít nhất từ 3 đến 5 năm.
Bên cạnh đó, cần cải tiến phương thức cấy vật liệu vào ********* (hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang sử dụng một sợi chỉ khâu đơn giản). Và ngay cả khi vật liệu này hoạt động đúng như dự định thì đó cũng chỉ là một mảnh ghép nhỏ lẻ, vì một ********* bị thương thường sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác đi kèm, không đơn thuần chỉ có các thương tổn dọc theo lớp tunica albuginea.
Nhóm nghiên cứu vẫn đang tích cực làm việc nhằm tinh chỉnh công nghệ, tìm ra những cách tốt hơn để chữa lành tổn thương ********* nói chung, bao gồm cả việc điều trị thương tổn thần kinh vĩnh viễn. Với phương pháp tiếp cận mới này, nhóm tin rằng vật liệu mới có thể được ứng dụng rộng rãi trên các mô bị tổn thương khác trong cơ thể, như mô ở bàng quang và tim. Dĩ nhiên phải tiến hành điều chỉnh vật liệu tùy thuộc vào loại mô mà nó sẽ được cấy vào để chữa trị.
>>> Thuật toán mới giúp giải mã cảm xúc tâm lý của loài lợn, hỗ trợ chăn nuôi hiệu quả hơn
Tham khảo: Gizmodo