Liệu Trung Quốc có thể duy trì chiến lược Zero-Covid bao lâu nữa?

Khi Bắc Kinh đang cố theo đuổi con đường đơn độc của mình, những nhà quan sát bên ngoài đang đặt câu hỏi: liệu rằng những những chính sách này là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng - hay để lập lại trật tự xã hội?

Đóng cửa biên giới, cô lập xã hội

Người dân tại thành phố Tây An Tây của Trung Quốc đang cạn lương thực sau khi họ bị cấm mua sắm hàng hóa trong một cuộc trấn áp và phong tỏa khốc liệt. Còn phía nam tỉnh Quảng Tây, những người vi phạm luật Covid gần đây của chính phủ đã bị "bêu xấu" bằng cách cho diễu hành trên các đường phố trong bộ quần áo Hazmat với biểu ngữ quanh cổ.
Những quốc gia khác trên thế giới đang có những thích nghi để sống chung với Covid-19 với những bước thận trọng và không tránh được những khó khăn, nhưng ngược lại ở Trung Quốc, các nhà chức trách đang cố gắng tăng cường hơn nữa chính sách "Zero-Covid" của họ, nghĩa là nỗ lực để dập tắt ngay ở chỗ nào mà nó xuất hiện bất chấp chi phí tốn kém ra sao. Vào tháng trước, sau khi phát hiện một trường hợp duy nhất bị nhiễm Covid-19, cơ quan chức năng đã cô lập luôn khoảng 200 nghìn người.
Bên cạnh đó, với chính sách này, Trung Quốc cũng đóng cửa biên giới, kiểm soát chặt chẽ người ra vào Trung Quốc, còn những người muốn nhập cảnh vào đất nước này phải trải qua 3 tuần theo dõi kiểm dịch do chính phủ thực thi. Một số quốc gia khác cũng đã có những chính sách đóng cửa biên giới tương tự trong hơn 1 năm nỗ lực ngăn chặn đại dịch, nhưng hiện tại, vào năm 2022, chính phủ Trung Quốc có vẻ nhưng đang đi trên một con đường khác biệt, rất đơn độc.

Liệu Trung Quốc có thể duy trì chiến lược Zero-Covid bao lâu nữa?
Việc đóng cửa biên giới của Trung Quốc khiến hàng nghìn xe tải chở hàng xuất khẩu của Việt Nam phải quay đầu
Sự kết hợp của chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, những áp lực xã hội và cả sự xuất hiện của những biến thế mới có khả năng lây nhiễm cao đã làm cho các quốc gia khác (chẳng hạn Úc, New Zealand và Singapore) cũng từng theo đuổi chính sách Zero-Covid hiểu được rằng nó không thể duy trì được lâu và họ đang bắt đầu, một cách từ từ, để mở cửa trở lại với thế giới.
Còn với Trung Quốc, các nhà khoa học và các quan chức cao cấp cũng đã chấp nhận những rủi ro về chính trị khi kêu gọi sự mở cửa trở lại, nhằm công nhận một thế giới có sự hiện diện của Covid. Gao Fu, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, gần đây đã gợi ý rằng nước này có thể sẵn sàng mở cửa khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 85%, dự đoán thời điểm sớm nhất vào năm 2022.
Một số người đã từng tham gia các cuộc thảo luận, nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài đã cảnh báo rằng ngay cả khi có sự chuyên quyền của Bắc Kinh và sự ủng hộ phổ biến đối với các biện pháp đóng của, cùng các biện pháp kiểm soát khác vẫn không thể đủ để ngăn chặn sự lây lan cao của các biến thể virus mới.

Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn với chính sách của mình

Tulio Oliveira, Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch tễ của Nam Phi, cho biết trên Twitter rằng "Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn với Omicron và chính sách Zero-Covid." Ông này cũng là một trong những người đầu tiên thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới về biến thể mới.
"Trung Quốc cần kết hợp với các quốc gia khác bằng cách chiến lược hợp lý hơn, không nên trừng phạt các quan chức y tế công cộng, các công dân trong nước hay người nước ngoài chỉ vì một biến thể dễ lây lan hơn.”
Bằng giá nào, có vẻ Trung Quốc vẫn sẽ nỗ lực hết sức để kiểm soát virus trong phần lớn thời gian của năm nay (2022) trước những sự kiện tầm cỡ quốc gia sắp được tổ chức. Thứ nhất, vào tháng tới, Bắc Kinh sẽ tổ chức Thế vận hội mùa đông, vốn đã bị các quan chức của các quốc gia khác tẩy chay ngoại giao vì vấn đề vi phạm nhân quyền. Còn vào mùa thu, sẽ là sự kiện Đại hội Đảng lần thứ 20 tại Trung Quốc, sự kiện sẽ kéo dài thêm 5 năm quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh tất nhiên là không muốn đặt Thế vận hội hoặc Đại hội Đảng vào tình trạng nguy hiểm khi bùng phát dịch bệnh Covid, vì có thể nó sẽ kéo theo một cuộc thử nghiệm không kiểm soát về hiệu quả của việc tiêm chủng trong nước và các chế phẩm y tế gia tăng.

Liệu Trung Quốc có thể duy trì chiến lược Zero-Covid bao lâu nữa?
Trung Quốc đã bắt đầu tiêm vắc xin Covid cho trẻ em từ 3 đến 11 tuổi
Sean Yuji Sylvia, trợ lý giáo sư tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, người có những nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến hệ thống kinh tế y tế cũng như sức khỏe của Trung Quốc cho biết, những rủi ro về sức khỏe khi Trung Quốc phải đối mặt với Covid-19 sẽ cao hơn những quốc gia đã từ bỏ chính sách Zero-Covid.
Ông cũng nói thêm rằng "Có một số lý do khiến Trung Quốc duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong thời điểm hiện tại là hợp lý, bởi Trung Quốc có mật độ dân số cao và khả năng miễn dịch cộng đồng thấp hơn cũng như sự kém hiệu quả của vacxin. Nhìn chung hệ thống y tế ở hầu hết đất nước trên thế giới hiện tại tương đối yếu và có thể dễ bị quá tải, ngay cả khi vacxin bảo vệ tốt đối với những trường hợp nặng, thì những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hơn ở Trung Quốc cũng dễ có khả năng phải nhập viện."
Các bệnh viện ở Trung Quốc phần lớn được điều hành bởi các y bác sĩ vốn ít kinh nghiệm về điều trị Covid lâm sàng, trong khi những chuyên gia ở những nơi khác có nhiều kinh nghiệm hơn thì lại khó khăn hơn để hiểu được cách thức hoạt động, phát triển của virus cũng như cách để kiểm soát nó.
Một vấn đề nữa là nguồn nhân lực lãnh đạo ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông quốc gia cũng đã có những thông tin liên quan đến việc lây lan virus trong cộng đồng là do yếu kém trong lãnh đạo, đưa ra những quyết định tồi. Nếu cố gắng từ bỏ "Zero-Covid" có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tại các bệnh viện và chăm sóc sức khỏe khiến chính phủ Trung Quốc phải hứng chịu những lời chỉ trích tương tự. Ngay từ những ngày đầu tiên của đại dịch, khi các bệnh viện ở Vũ Hán bị quá tải, số người chết tăng lên (bao gồm cả nhân viên y tế) đã tạo ra một cơn sóng phẫn nộ cũng như nỗi sợ hãi trên toàn quốc.

Chính sách "Zero-Covid" của Trung Quốc không phải không mang đến hiệu quả

Lynette Ong, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto đã phân tích và cho biết "Chính sách "Zero-Covid" của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi những lo ngại về ổn định xã hội. Chế độ coi Covid, Sars và các bệnh dịch hoặc đại dịch khác là một cuộc khủng hoảng sức khỏe có khả năng tiến triển thành một cuộc khủng hoảng xã hội."
"Với những suy nghĩ đó, không khó hiểu vì sao Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ chính sách này bằng mọi giá. Tuy nhiên, sự tốn kém về chi phí, trong khi những quốc gia khác đã học cách sống chung với nó sẽ khiến cho Trung Quốc thấy sự đơn độc, và thiếu những cơ chế để đối phó với đại dịch."
Cô nói thêm và lưu ý một dấu hiệu quan trọng nữa là có thể cách tiếp cận Covid có thay đổi sau khi các quyết định lãnh đạo được đưa ra tại Đại hội Đảng Cộng sản năm nay.

Liệu Trung Quốc có thể duy trì chiến lược Zero-Covid bao lâu nữa?
Một cơ sở thử nghiệm coronavirus di động tại một khu phức hợp văn phòng ở Bắc Kinh
Các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt của Trung Quốc cũng đã có những hiệu quả nhất định trong vòng hơn 1 tháng vữa qua. Khi một quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải chống chọi với một căn bệnh nhiễm trùng tương đối lớn theo tiêu chuẩn, với 3.400 trường hợp nhiễm bệnh bị phát hiện và không có ai tử vong.
Cũng trong khoảng thời gian này, có hơn 5,7 triệu người nhiễm bệnh Covid ở Mỹ và đã có 36.000 người đã chết vì căn bệnh này. Và Khi các nền kinh tế khác đang giãy giụa dưới áp lực số ca tử vong và đóng cửa biên giới, thì Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển.

Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục duy trì Zero-Covid

Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi trên con đường "đơn thương độc mã" như vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với những chi phí và thách thức khổng lồ của chính sách "Zero-Covid". Vào năm 2020 và 2021, khi Trung Quốc dập tắt đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch, nguồn chi tiêu trong nước đã tăng lên rất nhanh. Các nhà máy phải tiếp tục cung cấp hàng hóa cho thế giới, thêm các xét nghiệm Covid và các thiết bị y tế khác vào dây chuyền sản xuất của họ.
Tuy nhiên, hiện tại, những phép tính kinh tế đã trở nên phức tạp hơn, những quy định về đóng cửa biên giới, những quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt đang ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chuỗi cung ứng toàn cầu đến sản lượng sản xuất của các nhà máy. Các đối tác thương mại của Trung Quốc đang bức xúc trước những tác động khi Trung Quốc đột ngột áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới mới. Điển hình là hơn 6.000 xe tải của Việt Nam bất ngờ mắc kẹt tại một biên giới vào cuối tháng 12 vừa rồi. Nếu các thị trường khác tiếp tục nới lỏng các biện pháp kiểm soát liên quan đến Covid, nhất là với hoạt động vận tải, trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục đóng cửa thì có thể họ sẽ phải tìm kiếm các đối tác thương mại ở nơi khác.
Bên cạnh đó, nếu Bắc Kinh vẫn bị phong tỏa với thế giới, điều này cũng có thể sẽ làm giảm nỗ lực của Trung Quốc khi đang muốn thể hiện ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Đó chính là những điểm khác biệt nhất trong các quy tắc được cho là ngày càng cứng rắn và quyết đoán của chính phủ Tập Cận Bình, gồm cả sáng kiến “Vành đai và Con đường” hàng đầu của ông, cung cấp đầu tư và viện trợ trên khắp thế giới.
Hiện tại, các nhà chức trách Trung Quốc rõ ràng hướng đến việc ưu tiên các lợi thế chính trị của một đất nước Trung Quốc không Covid. Họ sẵn sàng trả một cái giá đắt để giữ tình trạng quốc gia được cho là "bất thường" đó, trong khi phần còn lại của thế giới chấp nhận sống chung với dịch bệnh, coi nó nhẹ nhàng hơn.
Thomas Hale, phó giáo sư về chính sách công tại Trường Quản trị Blavatnik thuộc Đại học Oxford cho biết "Chiến lược phong tỏa năng động của Trung Quốc cho đến nay của Trung Quốc cho đến nay đã chứng tỏ hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan trong nước của căn bệnh này, mặc dù phải tốn kém, nhiều nỗ lực và sự đánh đổi khác."
Đã có những cuộc thảo luận về chính sách "Zero-Covid" trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc kể từ khi có sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, nhưng chiến lược này vẫn được ca ngợi là một sự thành công, và vì như vậy, có vẻ như cột mốc thay đổi của Zero-Covid vẫn chưa ở gần. Ngoài ra, xã hội Trung Quốc vốn đã quen với việc chậm truyền tải những thông tin, càng khiến cho một quá trình chuyển đổi nếu có, sẽ không hề dễ dàng.
Nguồn:
The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top