vuchau1210.01
Pearl
Trong năm 2022, EVN ước tính lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng, một con số rất lớn, hiện Thủ tướng đang yêu cầu các ban ngành và cơ quan có liên quan tiến hành rà soát và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, ngoài việc tăng giá điện.
EVN kiến nghị thủ tướng áp dụng cơ chế thị trường vào giá điện, cụ thể là tăng giảm giá điện tỷ lệ với các yếu tố đầu vào, giống như việc điều chỉnh giá xăng dầu. Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cho viết hiện nay giá chi phí đầu vào phục vụ cho việc sản xuất điện tăng cao nhưng giá điện vẫn "bình ổn" từ năm 2019 cho đến nay.
Ông Nhân cho hay "Từ các yếu tố nêu trên, tình hình tài chính EVN năm nay và thời gian tới sẽ có rất nhiều khó khăn. Đồng thời, vấn đề mất cân đối tài chính dẫn đến nguy cơ EVN sẽ không có nguồn chi phí để hoạt động; có nguy cơ không có tiền trả cho các đơn vị bán điện cho EVN thời gian tới"
Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30.6.2017 của Thủ tướng Chính phủ đã hướng dẫn thực hiện cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hiện nay. Theo quy định ở điều khoản này, nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép tăng và ngược lại.
Bộ Công Thương hiện đã chỉ đạo EVN xây dựng phương án giá bán điện bình quân năm 2023 theo đúng quy trình tại Quyết định trên. EVN cần gấp rút hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện vào năm 2022, sau đó ước tính sơ bộ kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 và tính toán giá bán điện bình quân.
Bộ cũng yêu cầu EVN phối với với các cơ quan liên quan để đề xuất lộ trình điều chỉnh giá điện bán lẻ năm 2023, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết "Việc điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ."
>>>Elon Musk muốn biến Twitter thành dịch vụ thanh toán để cạnh tranh với PayPal, Google Pay: liệu có cửa?
EVN đề nghị điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường
Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng nói rằng, nếu năm 2023 này giá điện không có sự điều chỉnh, con số lỗ mà Tập đoàn phải chịu sẽ lên tới 65.000 tỷ đồng (tăng hơn 36.200 tỷ đồng, khoảng 125% so với năm 2022).EVN kiến nghị thủ tướng áp dụng cơ chế thị trường vào giá điện, cụ thể là tăng giảm giá điện tỷ lệ với các yếu tố đầu vào, giống như việc điều chỉnh giá xăng dầu. Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cho viết hiện nay giá chi phí đầu vào phục vụ cho việc sản xuất điện tăng cao nhưng giá điện vẫn "bình ổn" từ năm 2019 cho đến nay.
Bộ Công Thương chỉ đạo giải quyết như thế nào
Hiện tại giá điện bán lẻ bình quân ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. Đại diện Bộ Công Thương cho biết, việc đề xuất tăng giá điện của EVN cần phải xin ý kiện của cả Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, và Chính phủ, mình Bộ Công Thương không có toàn quyền giải quyết.Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30.6.2017 của Thủ tướng Chính phủ đã hướng dẫn thực hiện cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hiện nay. Theo quy định ở điều khoản này, nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép tăng và ngược lại.
Bộ cũng yêu cầu EVN phối với với các cơ quan liên quan để đề xuất lộ trình điều chỉnh giá điện bán lẻ năm 2023, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết "Việc điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ."
>>>Elon Musk muốn biến Twitter thành dịch vụ thanh toán để cạnh tranh với PayPal, Google Pay: liệu có cửa?