Nghiên cứu mới đây tiết lộ loài bò sát bay cổ đại - pterosaurs - có lông vũ và có thể điều khiển màu sắc lông của chúng để thu hút bạn tình hoặc giữ mát. Pterosaurs sống cạnh khủng long trong các kỷ Trias, kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, cách đây 230 đến 66 triệu năm.
Mọi người biết rằng pterosaurs có lớp lông mịn gồm các sợi giống như tóc được gọi là pycnofibres, nhưng liệu nó có phải là lông ‘thật’ hay không? Câu hỏi này vẫn gây tranh cãi cho đến dạo gần đây.
Các nhà khoa học từ Đại học College Cork đã thực hiện nghiên cứu về hóa thạch mào đầu 115 triệu năm tuổi của loài pterosaur Tupandactylus imperator từ đông bắc Brazil. Loài khủng long này có sải cánh dài gần 4 mét - lớn bằng một chiếc máy bay hạng nhẹ - và nổi tiếng với phần mào đầu khổng lồ kỳ lạ của nó.
Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng phần dưới của mào có một vành lông mờ, gồm cả lông giống tóc cứng và lông nhánh tơ.
“Chúng tôi thực sự bất ngờ khi phát hiện ra nó. Trong nhiều thập kỷ, các nhà cổ sinh vật học đã tranh cãi về việc liệu pterosaurs có lông hay không. Giờ mọi thứ đã rõ ràng, những chiếc lông vũ trong mẫu vật của chúng tôi đã kết thúc cuộc tranh luận đó vì chúng được phân nhánh rất rõ ràng, giống như loài chim ngày nay”,
Nhóm khoa học đã nghiên cứu những chiếc lông vũ bằng kính hiển vi điện tử công suất cao và tìm thấy các 'melanosome' bên trong - hạt của sắc tố melanin. Các melanosome có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại lông.
Hình nghiên cứu những chiếc lông vũ dưới kính hiển vi điện tử công suất cao. Các nhà khoa học đã tìm thấy các melanosome trong các mô mềm (a – c), các melanosome kéo dài từ các sợi đơn (d – f) và các melanosome hình trứng từ các lông nhánh (g – i)
“Ở những loài chim ngày nay, màu lông có mối liên hệ chặt chẽ với hình dạng melanosome. Vì lông của pterosaur có nhiều hình dạng melanosome khác nhau, nên tôi nghĩ chúng phải có bộ máy gen để kiểm soát màu sắc của lông. Đặc điểm này rất quan trọng vì tác động ngay khi pterosaur mọc lông non”.
Phát hiện cũng đề cập mặc dù những chiếc lông vũ này không được dùng để bay, nhưng chúng có thể đã được sử dụng như một hình thức giao tiếp thị giác.
Giáo sư Mike Benton của Đại học Bristol, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng loài pterosaurs có thể đã sử dụng lông của chúng làm 'tín hiệu báo hiệu cho các cá thể khác cùng loại'.
Các loài Tupandactylus và họ hàng của chúng đều có mào với hình dạng khác nhau, cấu trúc này bắt đầu từ da trải dài trên các đốt xương. Mỗi loài lại có những đốm màu sắc lớn không đều khác nhau.
Có thể những chiếc mào này được dùng để truyền tín hiệu giữa con đực và cái trước khi giao phối. Đặc điểm trên giống với một số loài chim sử dụng quạt đuôi, cánh và mào đầu sặc sỡ để thu hút bạn tình.
Hiện mẫu hóa thạch đã được trở về quê nhà của nó ở Brazil để trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng và phục vụ nghiên cứu sâu hơn.
Các nhà khoa học từ Đại học College Cork đã thực hiện nghiên cứu về hóa thạch mào đầu 115 triệu năm tuổi của loài pterosaur Tupandactylus imperator từ đông bắc Brazil. Loài khủng long này có sải cánh dài gần 4 mét - lớn bằng một chiếc máy bay hạng nhẹ - và nổi tiếng với phần mào đầu khổng lồ kỳ lạ của nó.
Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng phần dưới của mào có một vành lông mờ, gồm cả lông giống tóc cứng và lông nhánh tơ.
“Chúng tôi thực sự bất ngờ khi phát hiện ra nó. Trong nhiều thập kỷ, các nhà cổ sinh vật học đã tranh cãi về việc liệu pterosaurs có lông hay không. Giờ mọi thứ đã rõ ràng, những chiếc lông vũ trong mẫu vật của chúng tôi đã kết thúc cuộc tranh luận đó vì chúng được phân nhánh rất rõ ràng, giống như loài chim ngày nay”,
Nhóm khoa học đã nghiên cứu những chiếc lông vũ bằng kính hiển vi điện tử công suất cao và tìm thấy các 'melanosome' bên trong - hạt của sắc tố melanin. Các melanosome có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại lông.
“Ở những loài chim ngày nay, màu lông có mối liên hệ chặt chẽ với hình dạng melanosome. Vì lông của pterosaur có nhiều hình dạng melanosome khác nhau, nên tôi nghĩ chúng phải có bộ máy gen để kiểm soát màu sắc của lông. Đặc điểm này rất quan trọng vì tác động ngay khi pterosaur mọc lông non”.
Phát hiện cũng đề cập mặc dù những chiếc lông vũ này không được dùng để bay, nhưng chúng có thể đã được sử dụng như một hình thức giao tiếp thị giác.
Giáo sư Mike Benton của Đại học Bristol, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng loài pterosaurs có thể đã sử dụng lông của chúng làm 'tín hiệu báo hiệu cho các cá thể khác cùng loại'.
Các loài Tupandactylus và họ hàng của chúng đều có mào với hình dạng khác nhau, cấu trúc này bắt đầu từ da trải dài trên các đốt xương. Mỗi loài lại có những đốm màu sắc lớn không đều khác nhau.
Có thể những chiếc mào này được dùng để truyền tín hiệu giữa con đực và cái trước khi giao phối. Đặc điểm trên giống với một số loài chim sử dụng quạt đuôi, cánh và mào đầu sặc sỡ để thu hút bạn tình.
Hiện mẫu hóa thạch đã được trở về quê nhà của nó ở Brazil để trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng và phục vụ nghiên cứu sâu hơn.