Loài cá đặc sản ở Việt Nam đang "làm loạn" trên con sông dài thứ 2 Bắc Mỹ

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Cá trắm đen đã xâm chiếm nhiều khu vực trên con sông Mississippi, mở rộng quần thể của chúng và gây hại cho động vật hoang dã bản địa. Đây là lần đầu tiên một quần thể cá trắm đen được thiết lập, sinh sản tự nhiên và sống đến trưởng thành ở Mỹ.
Đây cũng là nghiên cứu toàn diện nhất cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng loài cá này đang tồn tại và tự duy trì. Cá trắm đen có nguồn gốc từ các con sông trên khắp Trung Quốc và Việt Nam. Loài cá này lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1970 một cách tình cờ, được suy đoán là từ những kẻ buôn lậu trắm cỏ, được nhập khẩu vào Mỹ trong các ao nuôi thủy sản.

Loài cá đặc sản ở Việt Nam đang làm loạn trên con sông dài thứ 2 Bắc Mỹ
Theo thời gian, có thể do lũ lụt, cá đã tràn ra sông và lan rộng khắp lưu vực sông Mississippi. Vấn đề là loài cá trắm đen có tác động tiêu cực đến các loài động vật hoang dã bản địa khác ở Mississippi bởi chúng dễ dàng ăn các loài trai và ốc bản địa đang bị đe dọa và được bảo vệ, nhiều trong số chúng là loài ăn tảo quan trọng.
Cá càng to thì ăn mồi càng nhiều, người ta phát hiện có những cá thể trưởng thành dài tới hơn 1,5 mét nghĩa là chúng cần ăn nhiều thức ăn hơn.
Việc nhập khẩu cá trắm đen vào Mỹ đã bị cấm kể từ khi chúng được liệt kê là loài xâm lấn hoặc "gây thương tích" vào năm 2007. Nếu chúng đã lập thành quần thể ở Mississippi có nghĩa là việc loại bỏ cá khỏi dòng sông sẽ càng khó khăn hơn.

Loài cá đặc sản ở Việt Nam đang làm loạn trên con sông dài thứ 2 Bắc Mỹ
Hiện diện tích của lưu vực sông Mississippi bị cá trắm đen "chiếm giữ" vẫn chưa được thống kê cụ thể, nhưng nếu không hạn chế tốc độ tăng dân số của chúng, loài này có thể tiếp tục sinh sản và lan rộng.
Nhiều phương pháp khác nhau đã được cố gắng làm giảm quần thể cá trắm đen ở lưu vực sông Mississippi, từ các phương pháp cơ học như tiếng ồn, tường bong bóng, lưới và nổ, cho đến tiêu hủy hóa học. Tuy nhiên, chúng có vẻ không phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn cá mở rộng nơi sinh sống.


>>>Tinh trùng gián từ 30 triệu năm trước khiến giới khoa học phấn khích

Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top