From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Đại dương bao la và một số hồ lớn trên thế giới là ngôi nhà của vô số loài cá mập, từ loài cá mập trắng lớn khét tiếng đến cá mập đầu búa, cá mập bò, các loài cá mập cỡ trung bình và cuối cùng là loài cá mập nhỏ nhất: cá mập đèn lồng lùn.
Cá mập đèn lồng lùn (Etmopterus perryi) là một loài cá mập đèn lồng thuộc chi Etmopterus, cực kỳ hiếm gặp và khó bắt. Kiến thức về chúng chủ yếu dựa trên một số ít lần được nhìn thấy hoặc tình cờ bắt được ở ngoài khơi vùng biển Nam Mỹ. Theo trang IFLScience, quần thể cá mập đèn lồng lùn sinh sống ở khu vực trung tây Đại Tây Dương, ở độ sâu từ 283 đến 439 mét.
Do khó bắt gặp, trước đây người ta ước tính kích thước tối đa của chúng chỉ khoảng 21,2 cm. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2021, sau khi bắt được 153 cá thể để khảo sát cấu trúc quần thể, đã ghi nhận một cá thể dài tới 28,9 cm. Đầu của cá mập đèn lồng lùn chiếm khoảng 1/4 đến 1/5 tổng chiều dài cơ thể, và hàm răng của chúng chứa hơn 60 chiếc răng sắc nhọn. Đôi mắt của chúng rất to, được cho là để thích nghi với môi trường biển sâu thiếu sáng.
Chúng có màu nâu sẫm với các vệt đen trên da. Một số vệt này được cấu tạo từ các tế bào phát quang, tạo ra ánh sáng để thu hút con mồi nhỏ. Giống như nhiều loài cá mập khác, cá mập đèn lồng lùn đẻ trứng và ấp trứng trong cơ thể cho đến khi nở. Cá mập con mới nở chỉ dài khoảng 6 cm.
Sách Đỏ IUCN xếp loại cá mập đèn lồng lùn ở mức "ít quan tâm", mức thấp nhất trong thang nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất đối với chúng là sự thiếu hụt thông tin về hệ sinh thái và hoạt động của tàu đánh cá.
Theo IUCN: "Một nghiên cứu về tàu kéo lưới năm 2009 ngoài khơi Colombia cho thấy cá mập đèn lồng lùn xuất hiện trong 39% số tàu kéo, nhưng chỉ chiếm hơn 1% về số lượng và sinh khối". Ngược lại với cá mập đèn lồng lùn, loài cá mập lớn nhất thế giới là cá mập voi (Rhincodon typus), có thể dài tới 18 mét. Đây cũng là loài động vật ăn tạp lớn nhất thế giới.
Cá mập đèn lồng lùn (Etmopterus perryi) là một loài cá mập đèn lồng thuộc chi Etmopterus, cực kỳ hiếm gặp và khó bắt. Kiến thức về chúng chủ yếu dựa trên một số ít lần được nhìn thấy hoặc tình cờ bắt được ở ngoài khơi vùng biển Nam Mỹ. Theo trang IFLScience, quần thể cá mập đèn lồng lùn sinh sống ở khu vực trung tây Đại Tây Dương, ở độ sâu từ 283 đến 439 mét.
Do khó bắt gặp, trước đây người ta ước tính kích thước tối đa của chúng chỉ khoảng 21,2 cm. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2021, sau khi bắt được 153 cá thể để khảo sát cấu trúc quần thể, đã ghi nhận một cá thể dài tới 28,9 cm. Đầu của cá mập đèn lồng lùn chiếm khoảng 1/4 đến 1/5 tổng chiều dài cơ thể, và hàm răng của chúng chứa hơn 60 chiếc răng sắc nhọn. Đôi mắt của chúng rất to, được cho là để thích nghi với môi trường biển sâu thiếu sáng.
Chúng có màu nâu sẫm với các vệt đen trên da. Một số vệt này được cấu tạo từ các tế bào phát quang, tạo ra ánh sáng để thu hút con mồi nhỏ. Giống như nhiều loài cá mập khác, cá mập đèn lồng lùn đẻ trứng và ấp trứng trong cơ thể cho đến khi nở. Cá mập con mới nở chỉ dài khoảng 6 cm.
Sách Đỏ IUCN xếp loại cá mập đèn lồng lùn ở mức "ít quan tâm", mức thấp nhất trong thang nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất đối với chúng là sự thiếu hụt thông tin về hệ sinh thái và hoạt động của tàu đánh cá.
Theo IUCN: "Một nghiên cứu về tàu kéo lưới năm 2009 ngoài khơi Colombia cho thấy cá mập đèn lồng lùn xuất hiện trong 39% số tàu kéo, nhưng chỉ chiếm hơn 1% về số lượng và sinh khối". Ngược lại với cá mập đèn lồng lùn, loài cá mập lớn nhất thế giới là cá mập voi (Rhincodon typus), có thể dài tới 18 mét. Đây cũng là loài động vật ăn tạp lớn nhất thế giới.