Loài tắc kè tưởng đã tuyệt chủng 5.000 năm trước bất ngờ xuất hiện trở lại

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một quần thể tắc kè khỏe mạnh đã được xác nhận trê quần đảo Galápagos nơi loài bò sát này từng được coi là đã tuyệt chủng cục bộ.
Đây là loài thằn lằn ăn thịt nhỏ, thuộc chi tắc kè Phyllodactylus, trước đây chỉ được biết đến trên Rábida từ các ghi chép dưới hóa thạch có niên đại khoảng 5.700 năm trước. Khoa học thường dùng thuật ngữ "subfossil" được dùng để chỉ phần còn lại của động vật không đủ tuổi để được coi là hóa thạch thực sự nhưng vẫn còn hóa thạch một phần.
Hiện các nhà nghiên cứu đang trong quá trình phân tích gen để xác định xem những con tắc kè này có đại diện cho một loài mới hay không. Các hòn đảo hiện nay đã là nhà của ít nhất 9 loài tắc kè đặc hữu.

Loài tắc kè tưởng đã tuyệt chủng 5.000 năm trước bất ngờ xuất hiện trở lại
Quần đảo Galápagos là một quần đảo xa xôi gồm các hòn đảo núi lửa ở Thái Bình Dương, nằm cách lục địa Nam Mỹ hơn 560 dặm về phía tây, tạo thành một phần của Cộng hòa Ecuador. Đây cũng là một khu vực được bảo vệ nổi tiếng với hệ động thực vật độc đáo không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Vào đầu những năm 1800, Charles Darwin đã nghiên cứu các loài trên quần đảo, chính những quan sát này đã truyền cảm hứng cho ông phát triển nên thuyết tiến hóa nổi tiếng.
Những phát hiện sơ bộ đã chỉ ra rằng quần thể tắc kè đã từng bị loại bỏ do chúng đã tàn phá hệ sinh thái địa phương bằng cách săn các loài bản địa và ảnh hưởng đến sự sinh sản của nhiều loài bò sát và chim.
Các nhà nghiên cứu cho biết lần đầu tiên một con tắc kè được ghi nhận trên Rábida sau khi được cho là đã "tuyệt chủng" là vào năm 2013, nhưng chỉ có một số cá thể được quan sát thấy vào thời điểm đó. Trong chuyến đi gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã phát hiện cả một quần thể sống ổn định và khỏe mạnh.

Loài tắc kè tưởng đã tuyệt chủng 5.000 năm trước bất ngờ xuất hiện trở lại

Loài tắc kè tưởng đã tuyệt chủng 5.000 năm trước bất ngờ xuất hiện trở lại
Một số loài động vật quý hiếm cũng được phát hiện tại khu vực
Ngoài tắc kè, họ còn ghi nhận thêm các loài chim nhỏ có thể đã di cư từ một hòn đảo lân cận, hay loài chim sẻ xương rồng được coi là đã tuyệt chủng cục bộ ở đó trong hơn 40 năm qua. Vào năm 2019, các nhà khoa học đã báo cáo lần đầu tiên rùa khổng lồ nở thành công trên Pinzón sau hơn 150 năm.
>>>Bé 2 tuổi bị hà mã nuốt chửng đã may mắn sống sót như thế nào?
Nguồn newsw
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top