Dù đã bị cấm lưu hành, 'cắt sóng', nhưng nhiều phim nước ngoài có chứa hình ảnh bản đồ 'đường lưỡi bò' vẫn tồn tại trên nhiều trang mạng Việt Nam, thậm chí cả các trang được cho là có giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Mới đây, Cục Điện ảnh xác nhận bộ phim Thợ săn cổ vật (tựa gốc: Uncharted) bị cấm chiếu tại Việt Nam do chứa hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò”.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện một bộ phim điện ảnh hay phim truyền hình nhiều tập nước ngoài có xuất hiện hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Để thu hút người xem, các bộ phim được Trung Quốc thực hiện dưới mác kết hợp cùng những hãng phim nổi tiếng thế giới hoặc tham gia diễn xuất có các diễn viên “hot” như Ngô Kinh, Tiêu Chiến, Địch Lệ Nhiệt Ba, Dương Tử, Nhậm Gia Luân...
Các phim Điệp vụ biển đỏ và Người tuyết bé nhỏ trên “mạng xã hội” HDVietnam
Thế nhưng, thực tế thì các bộ phim trên đang nhan nhãn tồn tại ở nhiều trang mạng thể hiện tiếng Việt. Chỉ cần gõ các tên phim liên quan lên công cụ tìm kiếm Google, kết quả cho ra ngay nhiều trang mạng thể hiện tiếng Việt phát trực tiếp hoặc cho tải các bộ phim sai trái trên. Trong số các trang mạng này, nổi bật có HDvietnam, ThuvienHD, Fcine, BiLuTV, Motchill... Hầu hết các trang này đều có tiếng trong lĩnh vực “phim lậu” tại Việt Nam.
Hầu hết các phim đều có phụ đề hoặc thậm chí là thuyết minh tiếng Việt. Người xem có thể xem trực tiếp, hoặc nhấp vào đường dẫn đến dịch vụ lưu trữ trung gian để tải về.
Ngoài các trang trên, còn có nhiều dịch vụ truyền phát trực tiếp trên thiết bị di động (stream) cũng đăng phát nhiều phim có bản đồ “đường lưỡi bò” kể trên. Đặc biệt có cả dịch vụ stream iQiyi của Trung Quốc thể hiện cả tiếng Việt. Đây cũng là đơn vị tham gia sản xuất một số bộ phim truyền hình. Người dùng chỉ cần vào trang web của nền tảng này hoặc tải ứng dụng được phát hành chính thức trên chợ ứng dụng Android hay iOS. Nếu người dùng muốn xem phim không quảng cáo chen ngang, họ buộc phản trả thêm tiền để trả phí cho các gói đăng ký.
“Mạng xã hội” này dù vẫn lên án việc Trung Quốc cài cắm bản đồ “đường lưỡi bò” trong phim ảnh, nhưng cũng không quên… chia sẻ các phim bị lên án. Cụ thể, ngày 14.10.2019, quản trị viên của HDVietnam đăng bài viết CGV - Từ “Điệp vụ biển đỏ” đến “Người tuyết bé nhỏ” để lên án, đặt vấn đề trách nhiệm đối với Công ty CGV trong việc 2 phim Điệp vụ biển đỏ và Người tuyết bé nhỏ được công chiếu. Bài viết cũng bàn về trách nhiệm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến ngày 28.7.2021… thì phim Người tuyết bé nhỏ được chia sẻ trên HDVietnam và tồn tại đến nay.
Trước đó, ngày 17.7.2018, bộ phim Điệp vụ biển đỏ cũng đã được tải lên HDVietnam và tồn tại đến nay, dù ngày 26.3.2018 quản trị viên của diễn đàn này cũng đăng bài chỉ trích CGV liên quan phim này. Trong số các phim có “đường lưỡi bò” được chia sẻ trên HDVietnam, có cả phim Lấy danh nghĩa người nhà được đưa lên bởi thành viên Ban Quản trị.
Phim Thợ săn cổ vật trên trang BiLuTV
Theo một số người am hiểu về các nền tảng chia sẻ như trên, thì internet có nhiều trang chia sẻ nội dung theo hình thức ngang hàng (P2P), thường gọi là torrent. Các trang này sẽ liên tục cập nhật nhiều nội dung không bản quyền như phim ảnh, âm nhạc, tạp chí…
Những uploader (người đăng tải - NV) tại các trang chia sẻ phim lậu như HDVietnam, Fcine… sẽ tải phim từ nguồn phân phối lậu, sau đó cho đăng tải lại trên những dịch vụ lưu trữ tập tin phổ biến. Lợi dụng chính sách trả điểm thưởng tại nhiều trang chia sẻ tập tin, các uploader này sẽ kiếm tiền từ việc bán lại các điểm thưởng cho người khác dưới hình thức “nâng cấp” tài khoản nhằm tăng tốc độ tải về. Càng nhiều người tải phim, các uploader sẽ càng tích được nhiều điểm thưởng, từ đó gia tăng thu nhập.
------------------------o0o------------------------------
Tuy nhiên, với các trang web phim lậu đặt server ở nước ngoài thì khó xử lý hơn, do nhiều nguyên nhân. “Trong những năm qua, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cùng các đơn vị liên quan đã xử lý, dẹp rất nhiều trang web phim lậu lớn như Phimmoi. Nhưng thực tế cứ chặn được trang này thì trang khác lại mọc lên, không chỉ là các trang có phim vi phạm bản quyền mà cả các phim vi phạm yếu tố chính trị bị cấm chiếu cũng được upload. Các trang này cũng lách bằng cách thay đổi tên miền thường xuyên hoặc sử dụng rất nhiều tên miền khác nhau”, ông Phúc cho hay.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cũng đã thành lập Trung tâm bản quyền nội dung số VN cuối tháng 12.2021, với đối tác là các nhà sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, các hiệp hội... Bộ phận này sẽ rà quét để phát hiện các trường hợp vi phạm bản quyền như chiếu phim lậu, phim bị cấm. Nếu các trang web phim trong nước được phép hoạt động chiếu phim vi phạm bản quyền, thì khi có khiếu nại của nhà sản xuất phim sẽ rà quét, xử lý về hành chính, yêu cầu gỡ phim... Trường hợp các trang web đặt server ở nước ngoài thì phải phối hợp với lực lượng công an để truy tìm nguồn gốc xử lý.
Một giải pháp khác, theo ông Phúc, là chặn quảng cáo, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước không quảng cáo, tuyên truyền người dân không xem ở các nền tảng trên.
Theo Thanh niên
Mới đây, Cục Điện ảnh xác nhận bộ phim Thợ săn cổ vật (tựa gốc: Uncharted) bị cấm chiếu tại Việt Nam do chứa hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò”.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện một bộ phim điện ảnh hay phim truyền hình nhiều tập nước ngoài có xuất hiện hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Để thu hút người xem, các bộ phim được Trung Quốc thực hiện dưới mác kết hợp cùng những hãng phim nổi tiếng thế giới hoặc tham gia diễn xuất có các diễn viên “hot” như Ngô Kinh, Tiêu Chiến, Địch Lệ Nhiệt Ba, Dương Tử, Nhậm Gia Luân...
Nhan nhản tồn tại
“Danh sách đen” của các bộ phim trên khá nhiều như: phim điện ảnh có Abominable (tựa Việt: Everest: Người Tuyết bé nhỏ), Điệp vụ biển đỏ... Hay phim truyền hình có Em là niềm kiêu hãnh của anh, Nhất Sinh Nhất Thế, Lấy danh nghĩa người nhà... Tất cả đều đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, bị cấm chiếu…Thế nhưng, thực tế thì các bộ phim trên đang nhan nhãn tồn tại ở nhiều trang mạng thể hiện tiếng Việt. Chỉ cần gõ các tên phim liên quan lên công cụ tìm kiếm Google, kết quả cho ra ngay nhiều trang mạng thể hiện tiếng Việt phát trực tiếp hoặc cho tải các bộ phim sai trái trên. Trong số các trang mạng này, nổi bật có HDvietnam, ThuvienHD, Fcine, BiLuTV, Motchill... Hầu hết các trang này đều có tiếng trong lĩnh vực “phim lậu” tại Việt Nam.
Hầu hết các phim đều có phụ đề hoặc thậm chí là thuyết minh tiếng Việt. Người xem có thể xem trực tiếp, hoặc nhấp vào đường dẫn đến dịch vụ lưu trữ trung gian để tải về.
Ngoài các trang trên, còn có nhiều dịch vụ truyền phát trực tiếp trên thiết bị di động (stream) cũng đăng phát nhiều phim có bản đồ “đường lưỡi bò” kể trên. Đặc biệt có cả dịch vụ stream iQiyi của Trung Quốc thể hiện cả tiếng Việt. Đây cũng là đơn vị tham gia sản xuất một số bộ phim truyền hình. Người dùng chỉ cần vào trang web của nền tảng này hoặc tải ứng dụng được phát hành chính thức trên chợ ứng dụng Android hay iOS. Nếu người dùng muốn xem phim không quảng cáo chen ngang, họ buộc phản trả thêm tiền để trả phí cho các gói đăng ký.
Lên án nhưng… vẫn chia sẻ phim, kiếm tiền
Đặc biệt, trong số các trang mạng trên, trang HDVietnam giới thiệu hoạt động “Giấy phép thiết lập mạng xã hội” được cấp ngày 26.1.2021.“Mạng xã hội” này dù vẫn lên án việc Trung Quốc cài cắm bản đồ “đường lưỡi bò” trong phim ảnh, nhưng cũng không quên… chia sẻ các phim bị lên án. Cụ thể, ngày 14.10.2019, quản trị viên của HDVietnam đăng bài viết CGV - Từ “Điệp vụ biển đỏ” đến “Người tuyết bé nhỏ” để lên án, đặt vấn đề trách nhiệm đối với Công ty CGV trong việc 2 phim Điệp vụ biển đỏ và Người tuyết bé nhỏ được công chiếu. Bài viết cũng bàn về trách nhiệm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến ngày 28.7.2021… thì phim Người tuyết bé nhỏ được chia sẻ trên HDVietnam và tồn tại đến nay.
Trước đó, ngày 17.7.2018, bộ phim Điệp vụ biển đỏ cũng đã được tải lên HDVietnam và tồn tại đến nay, dù ngày 26.3.2018 quản trị viên của diễn đàn này cũng đăng bài chỉ trích CGV liên quan phim này. Trong số các phim có “đường lưỡi bò” được chia sẻ trên HDVietnam, có cả phim Lấy danh nghĩa người nhà được đưa lên bởi thành viên Ban Quản trị.
Theo một số người am hiểu về các nền tảng chia sẻ như trên, thì internet có nhiều trang chia sẻ nội dung theo hình thức ngang hàng (P2P), thường gọi là torrent. Các trang này sẽ liên tục cập nhật nhiều nội dung không bản quyền như phim ảnh, âm nhạc, tạp chí…
Những uploader (người đăng tải - NV) tại các trang chia sẻ phim lậu như HDVietnam, Fcine… sẽ tải phim từ nguồn phân phối lậu, sau đó cho đăng tải lại trên những dịch vụ lưu trữ tập tin phổ biến. Lợi dụng chính sách trả điểm thưởng tại nhiều trang chia sẻ tập tin, các uploader này sẽ kiếm tiền từ việc bán lại các điểm thưởng cho người khác dưới hình thức “nâng cấp” tài khoản nhằm tăng tốc độ tải về. Càng nhiều người tải phim, các uploader sẽ càng tích được nhiều điểm thưởng, từ đó gia tăng thu nhập.
------------------------o0o------------------------------
Phối hợp xử lý
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), cho biết có thực trạng các trang web phim upload phim lậu, trong đó có cả những phim vi phạm bản quyền hoặc vi phạm yếu tố chính trị, bị cấm chiếu tại Việt Nam như phim có hình ảnh đường lưỡi bò... Với các nền tảng xuyên biên giới như YouTube, khi có các phim vi phạm quy định của VN, phía Cục yêu cầu gỡ thì các nền tảng này đều tuân thủ và gỡ ngay.Tuy nhiên, với các trang web phim lậu đặt server ở nước ngoài thì khó xử lý hơn, do nhiều nguyên nhân. “Trong những năm qua, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cùng các đơn vị liên quan đã xử lý, dẹp rất nhiều trang web phim lậu lớn như Phimmoi. Nhưng thực tế cứ chặn được trang này thì trang khác lại mọc lên, không chỉ là các trang có phim vi phạm bản quyền mà cả các phim vi phạm yếu tố chính trị bị cấm chiếu cũng được upload. Các trang này cũng lách bằng cách thay đổi tên miền thường xuyên hoặc sử dụng rất nhiều tên miền khác nhau”, ông Phúc cho hay.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cũng đã thành lập Trung tâm bản quyền nội dung số VN cuối tháng 12.2021, với đối tác là các nhà sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, các hiệp hội... Bộ phận này sẽ rà quét để phát hiện các trường hợp vi phạm bản quyền như chiếu phim lậu, phim bị cấm. Nếu các trang web phim trong nước được phép hoạt động chiếu phim vi phạm bản quyền, thì khi có khiếu nại của nhà sản xuất phim sẽ rà quét, xử lý về hành chính, yêu cầu gỡ phim... Trường hợp các trang web đặt server ở nước ngoài thì phải phối hợp với lực lượng công an để truy tìm nguồn gốc xử lý.
Một giải pháp khác, theo ông Phúc, là chặn quảng cáo, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước không quảng cáo, tuyên truyền người dân không xem ở các nền tảng trên.
Theo Thanh niên