Loạt chuyên gia đình đám trả lời câu hỏi: Ngồi bắt chéo chân có hại không?

Ngồi bắt chéo chân là tư thế ngồi ưa thích của nhiều người nhưng có nhiều ý kiến cho rằng tư thế ngồi này có hại cho cơ thể. Thực tế có đúng không? Dưới đây là những gì các chuyên gia nói.

1727145025179.png

Trước hết, ngồi quá lâu ở bất kỳ tư thế nào cũng có thể gây hại vì cơ thể chúng ta không được phép đứng yên trong thời gian dài, Tara Jo Manal, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề khoa học tại Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ chia sẻ với tờ ConsumerReport.

Có một số rủi ro khi bạn ngồi bắt chéo chân nhưng tư thế này không thực sự gây vấn đề gì nếu thực hiện trong thời gian ngắn, Paul Ritchey, tiến sĩ Y tế Công cộng, một chuyên gia người Mỹ nổi tiếng về công thái học cho biết.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Max A. Fitzgerald, phó giáo sư y học vật lý và phục hồi chức năng tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago (Mỹ), việc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài có liên quan đến tình trạng huyết áp tăng tạm thời và là tư thế ngồi xấu có thể gây ra tình trạng đau cơ xương mãn tính.

Tư thế này có thể kéo xương chậu của bạn vào vị trí nghiêng và theo thời gian, có khả năng gây đau lưng dưới và thậm chí là lệch cột sống. Tư thế này cũng có thể dẫn đến căng cơ và đau.

Ngồi bắt chéo chân ở phần mắt cá chân thường tốt hơn một chút so với bắt chéo chân ở đầu gối hoặc bắt chéo mắt cá chân qua đầu gối vì tư thế này không gây nhiều áp lực lên hông và xương chậu, nhưng đây vẫn không phải là tư thế ngồi lý tưởng nhất, tiến sĩ Max A. Fitzgerald nói.

Và nếu bạn có vấn đề về hông, tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn nữa cho cơ thể. Ví dụ, những người bị viêm xương khớp hông hoặc chèn ép xương đùi (còn gọi là ổ cối), một tình trạng mà xương của khớp hông không được định hình đúng cách, có thể bị chèn ép khớp, viêm và đau khi ngồi bắt chéo chân, theo Jennifer Heberton, PT, một chuyên gia vật lý trị liệu tại Bệnh viện Phẫu thuật Đặc biệt, một trung tâm y tế tập trung vào sức khỏe cơ xương ở thành phố New York.

Còn tư thế hoa sen thì sao?

Điều này có thể gây tranh cãi. Thiền được coi là có lợi cho sức khỏe tinh thần và thậm chí là sức khỏe thể chất, nhưng tư thế hoa sen có thể gây căng thẳng cho đầu gối, Fitzgerald nói.

1727145002264.png

Đối với một người khỏe mạnh có độ dẻo dai tốt, dành một khoảng thời gian ngắn ở tư thế hoa sen trong khi thiền hoặc tập yoga không vấn đề gì nếu dành thời gian tương ứng để kéo căng cơ hông và tăng cường sức mạnh cho cơ đùi. Nhưng nếu bạn có tiền sử về các vấn đề về đầu gối, có lẽ tốt nhất là tìm một tư thế ngồi khác, Fitzgerald nói.

Một số tư thế ngồi, bao gồm cả tư thế hoa sen, có thể gây khó khăn và đau đớn lúc đầu nếu cơ thể bạn chưa quen với chúng. Hetal Kulkarni, PT, giám đốc trung tâm Vật lý trị liệu Rush, người cũng làm việc tại Trung tâm Y tế Đại học Rush cho biết bạn có thể tăng khả năng chịu đựng theo thời gian bằng cách thường xuyên kéo giãn, nghỉ giải lao và thay đổi tư thế khi cảm thấy đau hoặc căng thẳng.

Vậy tư thế ngồi tốt nhất là gì?

Chúng tôi không nói rằng bạn không bao giờ nên ngồi bắt chéo chân, nhưng theo nguyên tắc chung, hãy cố gắng ngồi với hai bàn chân đặt phẳng trên mặt đất hoặc trên bệ để chân và đầu gối cong một góc không nhỏ hơn 90 độ.

Nhưng bất kể bạn ngồi như thế nào, hãy đảm bảo rằng bạn thay đổi tư thế thường xuyên, đứng dậy và di chuyển xung quanh để máu lưu thông bất cứ khi nào có thể, Dana Keester, chuyên gia về công thái học người Mỹ cho biết.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top