Chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng trưởng tích cực nhưng chưa thể hòa vốn, trong khi chuỗi bán lẻ điện thoại gặp nhiều khó khăn khiến lợi nhuận quý I của FPT Retail sụt giảm 99%.
Công ty CP FPT Retail (FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với diễn biến trái ngược của 2 mảng kinh doanh cốt lõi là chuỗi dược phẩm và chuỗi bán hàng ICT.
Trong đó, hệ thống nhà thuốc Long Châu là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh quý I của FPT Retail khi ghi nhận doanh thu nhảy vọt lên 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ quý I/2022, tương đương mức thu hơn 36 tỷ đồng/ngày.
Chuỗi dược phẩm này vẫn duy trì tốt tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng cũng như hiệu quả hoạt động trên từng cửa hàng trong giai đoạn đầu năm nay. Đến cuối tháng 3, toàn chuỗi đã đạt 1.056 nhà thuốc với 119 địa điểm được mở mới so với đầu năm.
Với số lượng hiện tại, Long Châu đang là hệ thống nhà thuốc lớn nhất cả nước, xếp trên Pharmacity và chuỗi An Khang (của Thế Giới Di Động). Ông lớn bán lẻ này thậm chí vẫn đặt mục tiêu mở mới ít nhất 400 nhà thuốc trong năm nay để nâng tổng số lượng cửa hàng lên 1.400-1.500 điểm.
Trong phiên họp cổ đông vừa qua, Chủ tịch HĐQT FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp cho biết chuỗi Long Châu có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm hòa vốn sau 6 tháng hoạt động, do giá bán thấp hơn các chuỗi khác nên chuỗi dược phẩm này cần đạt doanh số 550-600triệu/tháng/cửa hàng mới bắt đầu có lãi.
Trái ngược với mảng kinh doanh dược phẩm đang đi lên, mảng kinh doanh hàng ICT dưới thương hiệu FPT Shop của FPT Retail lại liên tục chịu ảnh hưởng xấu từ cầu thị trường giảm cầu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ buộc công ty phải đưa ra nhiều chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu cho các sản phẩm điện tử, đặc biệt là sản phẩm Apple.
Áp lực nói trên đã làm doanh thu thị trường chung sụt giảm rất mạnh, chuỗi FPT Shop theo đó chỉ ghi nhận doanh thu đạt 4.513 tỷ đồng quý I, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Mới nhất, các sản phẩm của Apple đang được giảm giá mạnh và lãnh đạo Thế Giới Di Động cũng tuyên bố sẽ hạ giá để không còn chênh lệch với các chuỗi bán lẻ đồ điện tử khác, chấp nhận cuộc chiến mới về giá.
Lãnh đạo FPT Shop cho rằng cuộc chiến về giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến ngành ICT nói chung. Do sức mua giảm nên các bên sẽ đua nhau giảm giá thu hút khách hàng và "chỉ kéo nhau đi xuống chứ không ăn được của nhau".
Cuộc chiến về giá, theo bà Điệp, không phải là bài toán hay khi FPT Shop cũng sẽ hạ giá để bán được hàng. Còn về dài hạn, chuỗi bán lẻ sẽ xem xét chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng.
Tính đến hết quý I, hệ thống bán lẻ FPT Shop có 807 cửa hàng, trong đó bao gồm 424 cửa hàng có bán đồ gia dụng, tăng 144 cửa hàng so với đầu năm.
Do biến động ngược chiều và bù trừ trên, về mặt hợp nhất, FPT Retail vẫn ghi nhận doanh thu đi ngang trong quý đầu năm ở mức 7.753 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả toàn chuỗi lại xuống thấp khi lợi nhuận chỉ còn 2 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ.
Doanh thu từ bán hàng online cũng duy trì được mức tích cực khi chỉ giảm nhẹ về 1.410 tỷ đồng, tương đương chiếm 18% tổng nguồn thu của doanh nghiệp.
>> Doanh thu mỗi cửa hàng Thế Giới Di Động giảm gần một nửa
Nguồn: Zingnews
Công ty CP FPT Retail (FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với diễn biến trái ngược của 2 mảng kinh doanh cốt lõi là chuỗi dược phẩm và chuỗi bán hàng ICT.
Trong đó, hệ thống nhà thuốc Long Châu là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh quý I của FPT Retail khi ghi nhận doanh thu nhảy vọt lên 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ quý I/2022, tương đương mức thu hơn 36 tỷ đồng/ngày.
Chuỗi dược phẩm này vẫn duy trì tốt tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng cũng như hiệu quả hoạt động trên từng cửa hàng trong giai đoạn đầu năm nay. Đến cuối tháng 3, toàn chuỗi đã đạt 1.056 nhà thuốc với 119 địa điểm được mở mới so với đầu năm.
Với số lượng hiện tại, Long Châu đang là hệ thống nhà thuốc lớn nhất cả nước, xếp trên Pharmacity và chuỗi An Khang (của Thế Giới Di Động). Ông lớn bán lẻ này thậm chí vẫn đặt mục tiêu mở mới ít nhất 400 nhà thuốc trong năm nay để nâng tổng số lượng cửa hàng lên 1.400-1.500 điểm.
Trái ngược với mảng kinh doanh dược phẩm đang đi lên, mảng kinh doanh hàng ICT dưới thương hiệu FPT Shop của FPT Retail lại liên tục chịu ảnh hưởng xấu từ cầu thị trường giảm cầu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ buộc công ty phải đưa ra nhiều chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu cho các sản phẩm điện tử, đặc biệt là sản phẩm Apple.
Áp lực nói trên đã làm doanh thu thị trường chung sụt giảm rất mạnh, chuỗi FPT Shop theo đó chỉ ghi nhận doanh thu đạt 4.513 tỷ đồng quý I, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Mới nhất, các sản phẩm của Apple đang được giảm giá mạnh và lãnh đạo Thế Giới Di Động cũng tuyên bố sẽ hạ giá để không còn chênh lệch với các chuỗi bán lẻ đồ điện tử khác, chấp nhận cuộc chiến mới về giá.
Lãnh đạo FPT Shop cho rằng cuộc chiến về giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến ngành ICT nói chung. Do sức mua giảm nên các bên sẽ đua nhau giảm giá thu hút khách hàng và "chỉ kéo nhau đi xuống chứ không ăn được của nhau".
Tính đến hết quý I, hệ thống bán lẻ FPT Shop có 807 cửa hàng, trong đó bao gồm 424 cửa hàng có bán đồ gia dụng, tăng 144 cửa hàng so với đầu năm.
Do biến động ngược chiều và bù trừ trên, về mặt hợp nhất, FPT Retail vẫn ghi nhận doanh thu đi ngang trong quý đầu năm ở mức 7.753 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả toàn chuỗi lại xuống thấp khi lợi nhuận chỉ còn 2 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ.
Doanh thu từ bán hàng online cũng duy trì được mức tích cực khi chỉ giảm nhẹ về 1.410 tỷ đồng, tương đương chiếm 18% tổng nguồn thu của doanh nghiệp.
>> Doanh thu mỗi cửa hàng Thế Giới Di Động giảm gần một nửa
Nguồn: Zingnews