Lốp xe cũ bị vứt bỏ ngoài biển trở thành bẫy chết chóc cho loài cua

Những con cua ẩn sĩ (hay còn gọi là ốc mượn hồn, cua ký cư, tôm ở nhờ...) đang đi vào những chiếc lốp xe cũ bị vứt bỏ trong lòng đại dương và chúng không thể nào thoát ra ngoài được, một nghiên cứu mới từ Đại học Hirosaki cho hay.
Lốp xe cũ bị vứt bỏ ngoài biển trở thành bẫy chết chóc cho loài cua
Thông qua một hiện tượng được gọi là "câu cá ma", những chiếc lốp xe bỏ đi dưới đáy đại dương đang trở thành những cái bẫy đối với loài cua ẩn cư tìm thức ăn và nơi trú ẩn. Hiện tượng này chỉ sự việc khi loài động vật biển vướng vào rác của con người, chẳng hạn như lưới đánh cá hay những chiếc lốp nói trên.
Atsushi Sogabe - nhà nghiên cứu và là phó giáo sư tại Đại học Hirosaki, ban đầu nhận thấy điều này trong một cuộc khảo sát năm 2012 về Vịnh Mutsu ở Nhật Bản. Trong khi theo dõi cá ống dọc theo Vịnh Mutsu, anh nhìn thấy một số vỏ của loài cua ẩn sĩ trong một chiếc lốp xe bỏ đi.
Sogabe nói trong email gửi CNN: “Tôi nghĩ rằng con cua ẩn cư đã xâm nhập vào bên trong lốp xe rồi không thể thoát ra do cấu trúc bên trong của lốp và hậu quả là chúng bị chết dần"
Những chiếc mai của con cua được tìm thấy trong cuộc khảo sát này đã bị hư hại nặng nề, và các nhà nghiên cứu cho rằng đây là dấu hiệu của việc ăn thịt đồng loại hoặc sự tranh giành chỗ ở giữa những con cua ẩn cư bị mắc kẹt trong đó.
Thông qua các thí nghiệm trong thủy cung và đại dương, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem liệu những con cua ẩn cư có thể thoát ra khỏi lốp xe hay không. Trong suốt một năm, các nhà khoa học đã thu thập và thả cua hàng tháng, quan sát gần 1.300 con cua ẩn cư bị mắc kẹt trong lốp xe (những con cua ẩn cư chỉ được sử dụng một lần và được thả gần nơi chúng được thu thập.) Và kết quả là không một con cua nào chui vào lốp xe có thể trốn thoát ra được.
Sogabe cho biết: “Ý nghĩa của nghiên cứu này chỉ ra rằng không chỉ các đặc tính hóa học và vật lý của lốp xe, mà cả hình dạng của lốp xe cũng có thể có tác động tiêu cực đến sinh vật biển”

Kền Kền của biển​

Jennifer Lavers, một giảng viên khoa học biển tại Đại học Tasmania, cho biết cua ẩn cư chính là "kền kền của môi trường thủy triều và biển", chúng đảo đất cũng như luân chuyển đất trên bờ biển, giúp các loài thực vật như loài cọ biển nhân giống và mọc lại. Trong đại dương, chúng chính là những người nhặt rác và làm sạch đáy biển khi các sinh vật khác chết đi.
Cua cũng nằm ở vị trí sau cùng trong chuỗi thức ăn cho cá và các loài chim sống ven bờ, cung cấp nguồn thức ăn quan trọng.
Lốp xe cũ bị vứt bỏ ngoài biển trở thành bẫy chết chóc cho loài cua
"Nếu chúng ta để mất các loài cua này hoặc chúng có thể trở nên kém phong phú hơn, điều đó sẽ tác động đến sự luân chuyển trầm tích, ảnh hưởng đến việc tái tạo và tăng trưởng rừng, sự ngăn nắp của môi trường bãi biển và đại dương của chúng ta", Lavers nói.
Theo National Highway Traffic Safety Administration (Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia), lốp xe sẽ bị tiêu hủy sau khoảng từ 6 đến 10 năm, một trong số chúng được tái chế và tái sử dụng thành lốp xe mới hoặc các vật dụng khác.
Hình dạng của những chiếc lốp xe không phải vấn đề duy nhất ảnh hưởng đến các sinh vật biển. Theo một báo cáo năm 2017 của các nhà nghiên cứu tại Đại học Mở Hà Lan, lốp xe bị mòn và rách sản sinh ra tới 10% lượng vi nhựa trong đại dương. Các hình thức ô nhiễm đại dương và bãi biển khác, chẳng hạn như chai và hộp nhựa, cũng đang gây hại cho loài cua ẩn cư.
Một nghiên cứu do Lavers tiến hàng vào năm 2019 ở quần đảo Cocos (Keeling) cho thấy những con cua ẩn cư thường nhầm lẫn giữa các đồ nhựa với vỏ sò và bị mắc kẹt, cứ mỗi mét vuông lại có 2 con cua bị bẫy. Một nghiên cứu mới của Đại học Hirosaki mở rộng phạm vi sang một nơi khác trên thế giới và minh chứng rằng vấn đề này đang phổ biến hơn những gì chúng ta nghĩ ban đầu.
Các loại ngư cụ bị bỏ rơi trên biển, chẳng hạn như lưới và dây câu đã cuốn theo những động vật lớn hơn như rùa biển - minh chứng là hơn 300 con được tìm thấy đã chết ngoài khơi Mexico vào năm 2018. “Đây thực sự có thể là một vấn đề quan trọng,” Lavers nói. "Nó không chỉ xảy ra trên các bãi biển với những chai nước uống, mà còn có nhiều loại mảnh vỡ khác nhau bao gồm lốp xe ô tô, và nó có khả năng ảnh hưởng đến nhiều loài khác trong nhiều môi trường sống mà chúng ta có lẽ không lường trước được."

Khắc phục dần dần​

Lavers cho biết chúng ta vẫn còn hy vọng để giải quyết những hậu quả này, các nỗ lực bảo tồn đại dương bao gồm cả việc nhặt lốp xe hoặc chai nhựa bỏ đi - có thể cảm thấy khó khăn ở cấp độ cá nhân, nhưng những hành động này lại đang mang lợi ích cho hệ sinh thái biển. Việc loại bỏ những đồ vật này cũng có thể ngăn được tình trạng các vật có kích thước lớn khác bị vỡ thành những mảnh nhỏ mà rất có thể sinh vật biển sẽ ăn phải.
“Tôi nghĩ rằng những nghiên cứu về việc loài cua bị mắc kẹt đã xác nhận và cho thấy lợi ích của việc dọn rác bãi biển đối với động vật hoang dã,” Lavers nói. "Có một tia hy vọng mang lại cho mọi người động lực và sự yên tâm rằng việc dọn dẹp này là hoàn toàn có thể tiến hành được và chúng rất đáng giá."
Sogabe cho biết, vấn đề "câu cá ma" gây hại cho cua ẩn sĩ như đã nói ban đầu có vẻ như rất nhỏ so với việc biến đổi khí hậu hay ô nhiễm vị nhựa đại dương, tuy nhiên chỉ một chiếc lốp xe cũng có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái biển.
Sogabe nói: “Đây là một ví dụ điển hình cho thấy những hành vi bình thường của chúng ta có thể có tác động tiêu cực đến động vật hoang dã theo những cách không mong muốn. "Điều quan trọng là nhận ra rằng những thay đổi nhỏ trong hành vi của mỗi chúng ta có thể đóng góp lớn vào việc bảo tồn môi trường."
Nguồn:CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top