Lưu Bị có thật là người nhu nhược, yếu đuối, vì "biết khóc" nên mới có 1/3 thiên hạ?

Tam Quốc Chí (bộ chính sử thời Hán do sử gia Trần Thọ ghi chép) không đề cập trực tiếp tới võ công của Lưu Bị, chỉ tập trung mô tả lòng nhân từ và khả năng chính trị của ông.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Lưu Bị không biết võ thuật.
Theo Sohu, trước khi trở thành Thục Hầu và được tôn xưng là Tiên Chủ, Lưu Bị từng là một tướng lĩnh tài ba. Ông đã trải qua quá trình rèn luyện quân sự bài bản, đủ để tồn tại trên chiến trường khốc liệt và chỉ huy binh sĩ. Tam Quốc Chí có đoạn miêu tả Lưu Bị "chỉ khoái chó ngựa", ám chỉ sở thích săn bắn và cưỡi ngựa của ông. Điều này cho thấy Lưu Bị hẳn phải tinh thông kỹ năng bắn cung, bắn nỏ và cưỡi ngựa - những yếu tố cần thiết của một võ tướng thời bấy giờ.
Lưu Bị có thật là người nhu nhược, yếu đuối, vì biết khóc nên mới có 1/3 thiên hạ?
Bên cạnh đó, việc Lưu Bị được nhiều "hào kiệt" kính trọng và nguyện đi theo cũng phần nào thể hiện năng lực và phẩm chất của ông. Trong cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng chống lại triều đình nhà Hán, Lưu Bị đã chứng tỏ bản lĩnh khi huy động và chỉ huy một đội quân tham gia dẹp loạn. Ông cũng từng xông vào trói và đánh đòn một viên quan cấp trên vì bất mãn - hành động cho thấy tính cách mạnh mẽ, dứt khoát của một võ tướng.
Năm 200, trong trận Quan Độ giữa Tào Tháo và Viên Thiệu, Lưu Bị đã giết chết tướng Thái Dương của phe Tào, chứng minh võ nghệ của ông đủ sức đương đầu với các tướng lĩnh đối phương. Vài năm sau, khi nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, Lưu Bị cũng từng đánh bại quân của Hạ Hầu Đôn - một trong năm dũng tướng của Tào Tháo - tại Bác Vọng.
Mặc dù chính sử có phần "lờ đi" võ nghệ của Lưu Bị, nhưng trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, ông được miêu tả như một cao thủ võ lâm đích thực. Ngay từ đầu truyện, Lưu Bị đã sai thợ rèn kiếm và trang bị vũ khí cho mình cùng Quan Vũ, Trương Phi, ám chỉ võ công của ông không hề thua kém hai vị này. Trong trận quyết đấu với Lã Bố - mãnh tướng số một thời Tam Quốc, Lưu Bị cũng dám xông pha trận mạc, phối hợp với Quan - Trương để vây đánh.
Lưu Bị có thật là người nhu nhược, yếu đuối, vì biết khóc nên mới có 1/3 thiên hạ?
“Trương Phi hăng hái cố đánh Lã Bố. Hai người đánh nhau được hơn năm mươi hiệp chưa rõ bên nào thua bên nào được. Quan Vũ đứng ngoài thấy thế cũng múa thanh long đao nặng tám mươi hai cân đến cùng đánh. Ba con ngựa đứng dàn kiểu chữ đinh, đánh nhau được ba mươi hiệp nữa hai người vẫn không hạ được Lã Bố. Lưu Bị bấy giờ cũng cầm đôi gươm tế ngựa chạy vào đánh giúp. Ba người vây tròn lấy Lã Bố đánh chẳng khác gì quân đèn cù. Binh mã tám xứ ngây mặt ra trông”.
Đoạn tiếp: “Lã Bố cố sức chống đỡ không nổi, bèn nhắm giữa mặt Lưu Bị phóng vờ một ngọn kích. Lưu Bị tránh được. Lã Bố mở góc của trận, cắp đao ngược kích, phi ngựa chạy về. Ba người thúc ngựa sấn vào; quân mã tám xứ đều reo ầm lên, xô cả ra đánh. Quân Lã Bố chạy về trên cửa Hổ Lao. Ba người theo sau đuổi mãi”.
Như vậy, có thể thấy mặc dù không phải là võ tướng đứng đầu thời đại như hai huynh đệ Quan Vũ và Trương Phi, nhưng Lưu Bị vẫn sở hữu võ nghệ xuất chúng. Ông từng hạ sát tướng giặc, đương đầu với những dũng tướng hàng đầu như Hạ Hầu Đôn hay Lã Bố, và sống sót qua vô số trận chiến lớn nhỏ. Chỉ từ sau trận Xích Bích, Lưu Bị mới tập trung vào xây dựng lực lượng riêng và phát huy tài năng trị quốc, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời của vị anh hùng này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top