Uống thuốc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Quá to, khó nuốt… là những lý do tại sao một số nghiền thuốc viên hoặc bẻ thuốc viên, hoặc mở viên nang cho dễ uống. Việc này có tốt không?
Một số bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt viên nén hoặc viên nang. Đặc biệt, ở những bệnh nhân bị rối loạn nuốt và/hoặc rối loạn hành vi, người già, trẻ nhỏ. Để tiện cho việc uống thuốc, đôi khi các viên thuốc được nghiền nát hoặc các viên nang được mở ra để trộn thuốc với thức ăn hoặc chất lỏng...
Viên thuốc to gây khó nuốt là lý do tại sao một số người bẻ, nghiền nát viên thuốc hoặc mở viên nang.
Tuy nhiên, thao tác này có thể làm thay đổi đáng kể hiệu quả của thuốc, dược động học và thậm chí dẫn đến tác dụng độc hại cho cả bệnh nhân và người chăm sóc.
Những rủi ro khi bẻ, nghiền viên thuốc bao gồm:
+ Quá liều và gia tăng các tác dụng không mong muốn
+ Thiếu liều, đặc biệt là thuốc có biên độ điều trị hẹp.
+ Thuốc bị dịch dạ dày phá hủy
+ Kích ứng và loét niêm mạc miệng hoặc dạ dày do các chất kích thích gây ra.
+ Tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếp xúc với thực phẩm có thể dẫn đến biến đổi hoạt chất... làm giảm hiệu quả của thuốc.
+ Dị ứng hoặc nhiễm độc do tiếp xúc với da hoặc hít phải một số hoạt chất.
Là thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài. Dạng bào chế này được thiết kế để giải phóng dược chất ở tốc độ xác định trước, để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong một khoảng thời gian cụ thể với tác dụng phụ tối thiểu.
Vì vậy, nếu nghiền hoặc bẻ viên thuốc có thể giải phóng một lượng lớn hoạt chất trong một thời gian ngắn, tăng nguy cơ quá liều, gây độc tính và các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các thuốc giải phóng kéo dài thường được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính hoặc cần duy trì liều lượng ổn định trong cơ thể. Vì vậy, việc tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Ví dụ về các thuốc giải phóng kéo dài không nên bẻ, nghiền nát :
Thuốc kháng axit có chứa thành phần hoạt chất omeprazol: Lomac, losec helizole, omeprazol stada...
Thuốc hạ huyết áp có chứa thành phần hoạt chất nifedipin như: Adalat LA, nifedipin T20, nifedipin hasan...
Thuốc đái tháo đường metformin: Metformin stada, metformin stella...
2.2 Thuốc bao tan trong ruột
Các thuốc này thường có chữ EN hoặc EC ở cuối tên thuốc. Những loại thuốc này có một lớp phủ đặc biệt bên ngoài không tan trong axit dạ dày, để bảo vệ thuốc khỏi axit dạ dày hoặc nhắm mục tiêu giải phóng thuốc qua dạ dày.
Việc nghiền nát lớp bao tan trong ruột có thể dẫn đến việc thuốc được giải phóng quá sớm, bị axit dạ dày phá hủy hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày.
Không nên mở viêm nang thuốc bao tan trong ruột.
2.3 Thuốc ngậm dưới lưỡi
Những loại thuốc này được bào chế sao cho hoạt chất được giải phóng dưới lưỡi và hấp thu rất nhanh vào máu. Nếu nuốt, hấp thu qua tiêu hóa sẽ ít và muộn hơn so với hấp thu dưới lưỡi. Vì vậy, không được bẻ đôi, bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Luôn đọc và hiểu hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn do nhà sản xuất và bác sĩ cung cấp. Không bao giờ tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Không tự ý nghiền hoặc bẻ thuốc: Nếu không có hướng dẫn rõ ràng từ nhà sản xuất hoặc bác sĩ, không nghiền hoặc bẻ nát các viên thuốc giải phóng chậm, viên thuốc bao phim, hoặc viên thuốc có vỏ bọc đặc biệt.
- Uống đủ nước: Nếu sử dụng các viên thuốc hoặc viên dạng giải phóng chậm, hãy uống đủ lượng nước, như được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Nước giúp thuốc hấp thụ và giải phóng đúng cách trong cơ thể.
Nếu có khó khăn trong việc nuốt viên thuốc như với trẻ em, người già, cần thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm các giải pháp thay thế, như dùng thuốc dạng nước, dạng siro hoặc dạng pha loãng.
Nguồn: Suckhoedoisong
1. Vì sao không nên bẻ hoặc nghiền thuốc viên?
Thuốc viên nén, viên nang là những dạng thuốc đường uống phổ biến nhất. Mỗi dạng thuốc tương ứng với các đặc tính dược động học khác nhau (hấp thụ, khuếch tán, mức độ hoạt chất…).Một số bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt viên nén hoặc viên nang. Đặc biệt, ở những bệnh nhân bị rối loạn nuốt và/hoặc rối loạn hành vi, người già, trẻ nhỏ. Để tiện cho việc uống thuốc, đôi khi các viên thuốc được nghiền nát hoặc các viên nang được mở ra để trộn thuốc với thức ăn hoặc chất lỏng...
Tuy nhiên, thao tác này có thể làm thay đổi đáng kể hiệu quả của thuốc, dược động học và thậm chí dẫn đến tác dụng độc hại cho cả bệnh nhân và người chăm sóc.
Những rủi ro khi bẻ, nghiền viên thuốc bao gồm:
+ Quá liều và gia tăng các tác dụng không mong muốn
+ Thiếu liều, đặc biệt là thuốc có biên độ điều trị hẹp.
+ Thuốc bị dịch dạ dày phá hủy
+ Kích ứng và loét niêm mạc miệng hoặc dạ dày do các chất kích thích gây ra.
+ Tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếp xúc với thực phẩm có thể dẫn đến biến đổi hoạt chất... làm giảm hiệu quả của thuốc.
+ Dị ứng hoặc nhiễm độc do tiếp xúc với da hoặc hít phải một số hoạt chất.
2. Các loại thuốc viên không nên bẻ hoặc nghiền
2.1 Thuốc viên giải phóng kéo dàiLà thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài. Dạng bào chế này được thiết kế để giải phóng dược chất ở tốc độ xác định trước, để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong một khoảng thời gian cụ thể với tác dụng phụ tối thiểu.
Vì vậy, nếu nghiền hoặc bẻ viên thuốc có thể giải phóng một lượng lớn hoạt chất trong một thời gian ngắn, tăng nguy cơ quá liều, gây độc tính và các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các thuốc giải phóng kéo dài thường được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính hoặc cần duy trì liều lượng ổn định trong cơ thể. Vì vậy, việc tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Ví dụ về các thuốc giải phóng kéo dài không nên bẻ, nghiền nát :
Thuốc kháng axit có chứa thành phần hoạt chất omeprazol: Lomac, losec helizole, omeprazol stada...
Thuốc hạ huyết áp có chứa thành phần hoạt chất nifedipin như: Adalat LA, nifedipin T20, nifedipin hasan...
Thuốc đái tháo đường metformin: Metformin stada, metformin stella...
2.2 Thuốc bao tan trong ruột
Các thuốc này thường có chữ EN hoặc EC ở cuối tên thuốc. Những loại thuốc này có một lớp phủ đặc biệt bên ngoài không tan trong axit dạ dày, để bảo vệ thuốc khỏi axit dạ dày hoặc nhắm mục tiêu giải phóng thuốc qua dạ dày.
Việc nghiền nát lớp bao tan trong ruột có thể dẫn đến việc thuốc được giải phóng quá sớm, bị axit dạ dày phá hủy hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày.
2.3 Thuốc ngậm dưới lưỡi
Những loại thuốc này được bào chế sao cho hoạt chất được giải phóng dưới lưỡi và hấp thu rất nhanh vào máu. Nếu nuốt, hấp thu qua tiêu hóa sẽ ít và muộn hơn so với hấp thu dưới lưỡi. Vì vậy, không được bẻ đôi, bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc viên
Để việc dùng thuốc hiệu quả, an toàn, cần lưu ý:- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Luôn đọc và hiểu hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn do nhà sản xuất và bác sĩ cung cấp. Không bao giờ tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Không tự ý nghiền hoặc bẻ thuốc: Nếu không có hướng dẫn rõ ràng từ nhà sản xuất hoặc bác sĩ, không nghiền hoặc bẻ nát các viên thuốc giải phóng chậm, viên thuốc bao phim, hoặc viên thuốc có vỏ bọc đặc biệt.
- Uống đủ nước: Nếu sử dụng các viên thuốc hoặc viên dạng giải phóng chậm, hãy uống đủ lượng nước, như được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Nước giúp thuốc hấp thụ và giải phóng đúng cách trong cơ thể.
Nếu có khó khăn trong việc nuốt viên thuốc như với trẻ em, người già, cần thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm các giải pháp thay thế, như dùng thuốc dạng nước, dạng siro hoặc dạng pha loãng.
Nguồn: Suckhoedoisong