Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?

Tương tự với các thế hệ mạng di động trước, mạng 5G được chia thành nhiều băng tần khác nhau. Sóng 5G hiện được chia làm hai loại, một là sóng milimet (mmWave) và hai là các tần số thuộc phổ tần sub-6GHz. Cả hai đều là những đặc điểm kỹ thuật quan trọng trong việc triển khai mạng 5G, tuy nhiên mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm rất khác nhau.
Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Trước đây, bạn có khá ít sự lựa chọn khi mua điện thoại 4G. Thậm chí là cả những chiếc điện thoại giá rẻ cũng có khả năng kết nối LTE với tốc độ tương đương với điện thoại cao cấp, hầu như mọi chiếc điện thoại 4G đề có tốc độ kết nối tương đương nhau. Tuy nhiên, với 5G thì lại khác, nó được chia thành 2 dải tần số tách biệt nhau và hoạt động hoàn toàn khác biệt.
Không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ 5G mmWave, và thêm nữa là chúng cũng không có cùng tốc độ kết nối. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu kỹ hơn về việc chọn loại công nghệ nào khi chọn mua điện thoại hỗ trợ mạng 5G. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau giữa hai công nghệ 5G là mmWave và sub-6GHz. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu xem liệu có nên ưu tiên chọn công nghệ mmWave khi mua điện thoại mới hay không.

Có gì khác biệt?​

Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Đúng như tên gọi, mmWave thể hiện cho sóng điện từ cực ngắn, bước sóng chỉ vài milimet. Bước sóng càng ngắn thì tần số càng cao. Hay nói cách khác, tín hiệu mmWave có tần số cao hơn, nằm trong khoảng từ 28 đến 100GHz. Ngược lại, phổ tần của sóng 4G LTE, hay thậm chí là 5G băng tần thấp, hầu hết chỉ đạt tần số khoảng 5GHz.
Có một lý do vì sao tần số của sóng rất quan trọng. Đó là vì sóng có tần số càng cao thì có khả năng mang dữ liệu càng nhiều, đồng nghĩa với tốc độ kết nối nhanh hơn. Trên lý thuyết, thiết bị 5G mmWave có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 4 – 5Gbps, mặc dù tốc độ khách hàng sử dụng trên thực tế thường sẽ thấp hơn. Dù vậy, có thể thấy mmWave có tốc độ còn cao hơn đa số đường truyền cáp quang hiện nay. Để so sánh, kết nối 5G sub-6GHz tốt nhất cũng chỉ đạt vài trăm Mbps, hay trên thực tế sử dụng chỉ khoảng vài chục Mbps.
Tuy nhiên, nhược điểm của mmWave là nó bị suy hao rất nhanh khi xuyên qua vật cản. Trên thực tế, tốc độ đạt được chỉ khoảng vài trăm Mbps, trừ khi vị trí bạn đứng đến trạm phát sóng mmWave không có vật cản. Và đây là lý do có sự xuất hiện của sóng 5G với băng tần thấp hơn. Băng tần của loại sóng 5G này nằm trong khoảng từ 1 – 6GHz và thường được gọi là sub-6GHz.
Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Sóng 5G sub-6GHz hoạt động trên phổ tần tương tự như các thế hệ trước, vì vậy nó không có sự khác biệt lớn như 5G mmWave. Trong trường hợp này, chỉ riêng tần số chỉ cải thiện tốc độ phần nhỏ so với LTE, thay vào đó, 5G sub-6GHz có phổ tần rộng hơn ứng với băng tần lớn hơn và tốc độ nhanh hơn. Hơn nữa, tín hiệu có tần số thấp có khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn.
n78 (3,5GHz) là băng tần 5G được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Phải thừa nhận rằng bạn sẽ không thể đạt được tốc độ cao nhất vì nó thuộc phổ tần sub-6GHz. Tuy nhiên, tần số này có khả năng xuyên vật cản tốt hơn và bảo đảm đường truyền không phụ thuộc vào vị trí chính xác của điện thoại và trạm phát sóng. Tương tự, tần số n41 (2,5GHz) cũng khá phổ biến vì nó cùng tần số được nhà mạng sử dụng cho mạng 4G và 3G. Những tần số phổ biến này đang nhanh chóng hình thành mạng lưới xương sống cho mạng di động 5G trên toàn cầu.

Nhược điểm của mmWave là gì?​

Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Trong những năm gần đây, cuộc đua sử dụng sóng tần số cao trong nền công nghiệp không dây ngày càng nóng hơn. Và thời gian trôi qua, chúng ta nhận ra rằng triển khai sóng tần số cao trên diện rộng chưa chắc đã tốt.
Lấy sóng Wi-Fi làm ví dụ. Đa số các bộ định tuyến hiện nay đều có thể hoạt động đồng thời trên cả hai băng tần 2,4GHz và 5GHz. Và như đã nói ở trên, băng tần 2,4GHz có phạm vi bao phủ rộng hơn. Băng tần 5GHz cho tốc độ kết nối cao hơn đáng kể nhưng khả năng xuyên tường yếu. Nhưng bạn không cần lo, thiết bị của bạn sẽ tự động chuyển đổi giữa hai băng tần tuỳ vào độ mạnh của tín hiệu và những yếu tố khác.
Dù các công ty công nghệ đã thử nghiệm ở các băng tần cao hơn, như 60GHz chẳng hạn, nhưng dường như nó không phù hợp để ứng dụng trên thực tế, ngoài những trường hợp đặc biệt. Với chuẩn Wi-Fi 6E mới nhất, chuẩn này sử dụng băng tần 6GHz, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ kết nối tăng vọt, nhưng kèm với đó là chi phí cũng tăng không kém.
Những vấn đề này hoàn toàn tương tự với mmWave trong ngành viễn thông, công nghệ được hứa hẹn sẽ mang lại tốc độ kết nối chưa từng có khi kết hợp với dịch vụ 5G hiện nay. Tuy nhiên, với những ai sống khá xa trạm phát sóng di động, họ ít có khả năng kết nối với tín hiệu mmWave do mức độ suy hao của tín hiệu này rất lớn.
Như vậy, mmWave chỉ có thể triển khai trong một phạm vi nhỏ, khoảng cách ngắn, chỉ trong phạm vi một vài con đường hoặc vài khu vực, như sân vận động, trung tâm thương mại, mới có thể khai thác tối đa khả năng của mmWave. Với khu vực rộng hơn, công nghệ 5G mmWave cần nhiều trạm phát sóng mới có thể phủ sóng toàn bộ khu vực, và tất nhiên chi phí lắp đặt không hề rẻ. Ngược lại, với 5G sub-6GHz, công nghệ này có độ phủ sóng rộng hơn nhiều và vì vậy đây sẽ là hệ thống chính giúp hình thành mạng lưới 5G cho đại đa số người dùng.

mmWave và sub-6GHz đang được triển khai ở những đâu?​

Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Việc phủ sóng 5G mmWave sẽ đòi hỏi các nhà mạng phải xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện rộng và dày đặc hơn bao giờ hết. Đọc đến đây, có thể bạn đã hiểu được rằng việc này không dễ mà đạt được. Thậm chí, khi đã bỏ qua yếu tố chi phí cao, hầu hết người dùng cũng không cần tốc độ 5G nhanh hơn kết nối băng thông rộng hiện có.
Có thể phải mất đến vài năm nữa những cơ sở hạ tầng này mới bắt đầu hình thành ở những thành phố lớn trên thế giới. Dù vậy, một số nhà mạng tại Mỹ đã bắt đầu thúc đẩy phát triển mạng 5G mmWave được vài năm. Như đã nói ở trên, 5G sub-6GHz chỉ là một bước tiến nhỏ từ 4G LTE và có độ bao phủ rộng hơn, từ đó đưa nó trở thành sự lựa chọn phù hợp cho các nhà mạng cả về mặt chi phí và tốc độ triển khai dịch vụ 5G.
Hiện tại, chỉ có vài nước trên thế giới triển khai 5G mmWave. Dù Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore đều đã có mạng 5G, nhưng chỉ một vài thành phố hoặc khu dân cư được triển khai 5G mmWave.

Điện thoại thông minh đang sử dụng công nghệ 5G nào?​

Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Nếu bạn thường quan tâm đến thông số kỹ thuật của thiết bị, bạn sẽ nhận ra rằng cùng một dòng điện thoại di động nhưng được phân phối tại những thị trường khác nhau sẽ có một vài thông số khác nhau. Và với khả năng tương thích 5G cũng vậy. Vì dụ với Google Pixel 6 Pro, phiên bản hỗ trợ 5G mmWave chỉ được phân phối tại thị trường Mỹ, Úc và Nhật Bản. Ở các quốc gia khác, như Canada và Châu Âu, Pixel 6 Pro sẽ chỉ hỗ trợ 5G sub-6GHz.
Hay với Google Pixel 6, thiết bị này được bán tại Mỹ với hai phiên bản, một phiên bản mở khoá hỗ trợ 5G sub-6GHz với giá 599 USD, và phiên bản còn lại hỗ trợ 5G mmWave với gia 699 USD. Phiên bản thứ hai được mở bán thông qua các nhà mạng như Verizon và AT&T. Giá bán của phiên bản hỗ trợ mmWave cao hơn vì nó yêu cầu phần cứng và ăng-ten riêng biệt để sử dụng sóng 5G tần số cao.
Tại Mỹ và những thị trường chính khác sử dụng mmWave, các thiết bị cao cấp như Samsung Galaxy S21 và Apple iPhone 13 hầu hết đều hỗ trợ 5G mmWave. Nhưng một số thị trường khác có thể chỉ mở bán phiên bản hỗ trợ sub-6GHz. Với những phân khúc thấp hơn, có thể có một vài phiên bản hợp tác với nhà mạng được hỗ trợ mmWave, nhưng chắc chắn giá bán sẽ cao hơn phiên bản bình thường.

Bạn nên mua điện thoại hỗ trợ 5G sub-6GHz hay mmWave?​

Mạng di động 5G: Vì sao băng tần sub-6GHz phổ biến và quan trọng hơn mmWave?
Việc bạn có nên trả thêm một khoản để mua phiên bản hỗ trợ 5G mmWave hay không phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn và nơi bạn sinh sống có được phủ sóng 5G mmWave hay không. Ví dụ như tại các buổi hoà nhạc, sự kiện thể thao chẳng hạn, đây là những nơi này thường xuyên xảy ra hiện tượng nghẽn mạng nếu chỉ sử dụng trạm phát sóng truyền thống. Công nghệ 5G mmWave chắc chắn sẽ có ích trong trường hợp này. Trước khi chọn mua thiết bị, hãy kiểm tra bản đồ cung cấp dịch vụ 5G của nhà mạng di động bạn đang sử dụng để đảm bảo rằng khu vực bạn đang sống có hỗ trợ dịch vụ này.
Ngoài những thị trường dẫn đầu về triển khai công nghệ 5G mmWave kể trên, hầu hết các nhà sản xuất đều chỉ cung cấp thiết bị hỗ trợ 5G sub-6GHz. Như ở hầu hết các nước châu Âu, đến nay, công nghệ 5G mmWave gần như chưa xuất hiện. Do vậy, hầu hết thiết bị di động hiện đang được bán tại thị trường này sẽ không hỗ trợ 5G băng tần cao. Và vì chưa có một sự đảm bảo nào cho thấy các nhà mạng tại đây sẽ triển khai 5G mmWave trong tương lai gần, nên các nhà bán lẻ cũng không mạo hiểm nhập thiết bị hỗ trợ mmWave vào thị trường này.
Dù gần đây, nhiều nước đã tổ chức triển khai đấu giá khai thác các băng tần mmWave, nhưng việc triển khai trên thực tế có thể mất thêm vài năm nữa. Và với những thị trường chưa có nhà mạng nào triển khai cơ sở hạ tầng 5G, như Ấn Độ, thì có thể nói rằng mạng 5G sub-6GHz sẽ còn được sử dụng trong một thời gian dài nữa.
Như vậy, ngoài trừ một số trường hợp đặc thù, công nghệ 5G sub-6GHz hoàn toàn có thể phục vụ đại đa số người dùng trong tương lai gần.
Theo Android Authority
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top