myle.vnreview
Writer
Nhiều nhóm lừa đảo dành thời gian thu thập hình ảnh người thân của nạn nhân, tạo video deepfake rồi gọi điện để lừa chuyển tiền.
Kẻ lừa đảo có thể sử dụng AI để tái tạo khuôn mặt và giọng nói của người khác trong cuộc gọi video. Ảnh: HN.
Trong các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến vừa được Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin & Truyền thông cảnh báo trong bản tin tuần qua, đáng chú ý là vụ việc kẻ lừa đảo sử dụng video deepfake, giả mạo người thân nạn nhân tại nước ngoài để chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, Cục ATTT còn cảnh báo thủ đoạn lừa cài mã độc, và chiêu trò “bán xe xịn giá rẻ” trên mạng xã hội.
Mục tiêu của nhóm lừa đảo có xu hướng tập trung vào người cao tuổi, phụ nữ thất nghiệp. Bà Trần Thị H. (sinh năm 1965, ngụ TP.HCM) cho biết vào cuối tháng 11, đối tượng mạo danh tài khoản Facebook của con gái bà (đang sinh sống tại nước ngoài) bằng cách sử dụng avatar, ảnh bìa và thông tin giống hệt tài khoản thật.
Ngày càng nhiều trường hợp sập bẫy lừa đảo chuyển tiền thông qua các cuộc gọi deepfake. Ảnh: Cục ATTT.
Sử dụng tài khoản giả, kẻ lừa đảo nhắn tin cho bà H., nhờ chuyển tiền để giúp đỡ đồng hương. Chúng còn thu thập hình ảnh, video khuôn mặt của con gái bà H., sau đó dùng kỹ thuật deepfake, gọi video nhằm lấy lòng tin.
Khi bà H. thắc mắc số tài khoản ngân hàng lạ, kẻ lừa đảo lấy lý do chuyển tiền ra nước ngoài phải mất phí nên sử dụng tài khoản trung gian. Tin tưởng đó là con gái, bà H. chuyển 70 triệu đồng và bị lừa.
Trước tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng phổ biến với nhiều thủ đoạn phức tạp, Cục ATTT yêu cầu người dân cảnh giác.
Khi nhận yêu cầu vay mượn, chuyển tiền cho người thân, nhất là ra nước ngoài, người dân cần gọi điện thoại xác thực để tránh mất tiền.
Đến trình báo vụ việc tại Công an quận 1, bà P. cho biết nhận cuộc gọi từ đối tượng giả danh Công an phường 10, đề nghị lên phường cập nhật số điện thoại chính chủ cho CCCD trên ứng dụng VNeID.
Đối tượng hướng dẫn bà P. truy cập đường dẫn gdla.gov.vn để tải app của Bộ Công an. Do tin tưởng tên miền .gov.vn của cơ quan Nhà nước, bà P. làm theo hướng dẫn. Kết quả, chúng tự động chuyển khoản, chiếm đoạt số tiền 40 triệu đồng.
Một số đối tượng giả danh công an, gọi điện dụ dỗ nạn nhân cài app chứa mã độc để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng. Ảnh: Cục ATTT.
Không chỉ tạo dựng câu chuyện, đối tượng còn lợi dụng lỗ hổng trên một số website có đuôi .gov.vn hay .com.vn để cài ứng dụng chứa mã độc, dụ dỗ nạn nhân tải app và chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Sau khi chiếm quyền kiểm soát, kẻ lừa đảo còn khai thác thông tin riêng tư, truy cập danh bạ để tìm nạn nhân mới.
Một số mã độc vẫn tồn tại trong máy dù gỡ ứng dụng. Nếu gặp trường hợp trên, người dùng sẽ phải khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại.
Cục ATTT khuyến cáo người dân tuyệt đối không truy cập đường dẫn lạ, không tải ứng dụng từ các website kém tin cậy, kích hoạt tính năng Google Play Protect.
Người dân cần thường xuyên cập nhật hệ điều hành, sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền. Nếu phát hiện thiết bị nhiễm mã độc, cần nhanh chóng phong tỏa các tài khoản cá nhân, tài khoản làm việc và báo cho cơ quan có thẩm quyền.
Trên các trang này, chúng chạy quảng cáo và đăng tải hình ảnh, video rao bán xe với giá bằng 1/3, 2/3 so với thị trường. Để tăng niềm tin, đối tượng còn làm giả giấy tờ của cơ quan Nhà nước về việc thanh lý xe, hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, chủ yếu đánh vào lòng tham của nạn nhân để lừa đảo.
Nhiều đối tượng giả danh cơ quan Nhà nước, lập tài khoản bán xe giá rẻ trên mạng xã hội để lừa đảo. Ảnh: Cục ATTT.
Khi có người liên hệ mua xe, kẻ lừa đảo yêu cầu gửi ảnh CCCD để làm giấy tờ (cavet, đăng kiểm, bảo hiểm, biển số), yêu cầu chuyển tiền cọc 20% và nhiều khoản phí để giữ xe, thậm chí xin địa chỉ để giao xe.
Tuy nhiên sau khi nạn nhân chuyển tiền, kẻ lừa đảo lập tức chặn mọi liên lạc. Trong một số trường hợp, chúng còn yêu cầu nạn nhân chuyển thêm tiền để chiếm đoạt toàn bộ.
Theo khuyến cáo của Cục ATTT, người dân nên chọn những địa điểm uy tín, chính thống để tránh sập bẫy lừa đảo. Cơ quan Nhà nước hay cá nhân không có quyền thanh lý xe nhập lậu, trốn thuế, giá rẻ như thông tin đăng trên mạng xã hội.
>> Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?
>> Muốn phát hiện người chat videocall có phải là deepfake hay không, chỉ cần yêu cầu người đó làm duy nhất một điều này
Nguồn: Phúc Thịnh/Znews
Trong các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến vừa được Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin & Truyền thông cảnh báo trong bản tin tuần qua, đáng chú ý là vụ việc kẻ lừa đảo sử dụng video deepfake, giả mạo người thân nạn nhân tại nước ngoài để chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, Cục ATTT còn cảnh báo thủ đoạn lừa cài mã độc, và chiêu trò “bán xe xịn giá rẻ” trên mạng xã hội.
Sập bẫy vì video deepfake
Tình trạng tấn công, giả mạo tài khoản mạng xã hội của người khác để lừa đảo ngày càng phổ biến. Không chỉ giả avatar hay địa chỉ, kẻ lừa đảo còn sử dụng video deepfake để tạo lòng tin.Mục tiêu của nhóm lừa đảo có xu hướng tập trung vào người cao tuổi, phụ nữ thất nghiệp. Bà Trần Thị H. (sinh năm 1965, ngụ TP.HCM) cho biết vào cuối tháng 11, đối tượng mạo danh tài khoản Facebook của con gái bà (đang sinh sống tại nước ngoài) bằng cách sử dụng avatar, ảnh bìa và thông tin giống hệt tài khoản thật.
Sử dụng tài khoản giả, kẻ lừa đảo nhắn tin cho bà H., nhờ chuyển tiền để giúp đỡ đồng hương. Chúng còn thu thập hình ảnh, video khuôn mặt của con gái bà H., sau đó dùng kỹ thuật deepfake, gọi video nhằm lấy lòng tin.
Khi bà H. thắc mắc số tài khoản ngân hàng lạ, kẻ lừa đảo lấy lý do chuyển tiền ra nước ngoài phải mất phí nên sử dụng tài khoản trung gian. Tin tưởng đó là con gái, bà H. chuyển 70 triệu đồng và bị lừa.
Trước tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng phổ biến với nhiều thủ đoạn phức tạp, Cục ATTT yêu cầu người dân cảnh giác.
Khi nhận yêu cầu vay mượn, chuyển tiền cho người thân, nhất là ra nước ngoài, người dân cần gọi điện thoại xác thực để tránh mất tiền.
Lừa tải app để đánh cắp thông tin ngân hàng
Ngày 9/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) - Công an TP.HCM, cảnh báo thủ đoạn dùng mã độc để đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là giả mạo ứng dụng trực tuyến dịp cuối năm.Đến trình báo vụ việc tại Công an quận 1, bà P. cho biết nhận cuộc gọi từ đối tượng giả danh Công an phường 10, đề nghị lên phường cập nhật số điện thoại chính chủ cho CCCD trên ứng dụng VNeID.
Đối tượng hướng dẫn bà P. truy cập đường dẫn gdla.gov.vn để tải app của Bộ Công an. Do tin tưởng tên miền .gov.vn của cơ quan Nhà nước, bà P. làm theo hướng dẫn. Kết quả, chúng tự động chuyển khoản, chiếm đoạt số tiền 40 triệu đồng.
Không chỉ tạo dựng câu chuyện, đối tượng còn lợi dụng lỗ hổng trên một số website có đuôi .gov.vn hay .com.vn để cài ứng dụng chứa mã độc, dụ dỗ nạn nhân tải app và chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Sau khi chiếm quyền kiểm soát, kẻ lừa đảo còn khai thác thông tin riêng tư, truy cập danh bạ để tìm nạn nhân mới.
Một số mã độc vẫn tồn tại trong máy dù gỡ ứng dụng. Nếu gặp trường hợp trên, người dùng sẽ phải khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại.
Cục ATTT khuyến cáo người dân tuyệt đối không truy cập đường dẫn lạ, không tải ứng dụng từ các website kém tin cậy, kích hoạt tính năng Google Play Protect.
Người dân cần thường xuyên cập nhật hệ điều hành, sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền. Nếu phát hiện thiết bị nhiễm mã độc, cần nhanh chóng phong tỏa các tài khoản cá nhân, tài khoản làm việc và báo cho cơ quan có thẩm quyền.
Cảnh giác chiêu trò "bán xe xịn giá rẻ"
Lợi dụng tâm lý ưa chuộng mua xe giá rẻ, nhiều đối tượng lập trang Facebook giả mạo cơ quan Nhà nước như “Cục Hải quan thanh lý xe”, “Xe thanh lý đợt 1/2023 Hải quan chính ngạch”…Trên các trang này, chúng chạy quảng cáo và đăng tải hình ảnh, video rao bán xe với giá bằng 1/3, 2/3 so với thị trường. Để tăng niềm tin, đối tượng còn làm giả giấy tờ của cơ quan Nhà nước về việc thanh lý xe, hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, chủ yếu đánh vào lòng tham của nạn nhân để lừa đảo.
Khi có người liên hệ mua xe, kẻ lừa đảo yêu cầu gửi ảnh CCCD để làm giấy tờ (cavet, đăng kiểm, bảo hiểm, biển số), yêu cầu chuyển tiền cọc 20% và nhiều khoản phí để giữ xe, thậm chí xin địa chỉ để giao xe.
Tuy nhiên sau khi nạn nhân chuyển tiền, kẻ lừa đảo lập tức chặn mọi liên lạc. Trong một số trường hợp, chúng còn yêu cầu nạn nhân chuyển thêm tiền để chiếm đoạt toàn bộ.
Theo khuyến cáo của Cục ATTT, người dân nên chọn những địa điểm uy tín, chính thống để tránh sập bẫy lừa đảo. Cơ quan Nhà nước hay cá nhân không có quyền thanh lý xe nhập lậu, trốn thuế, giá rẻ như thông tin đăng trên mạng xã hội.
>> Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?
>> Muốn phát hiện người chat videocall có phải là deepfake hay không, chỉ cần yêu cầu người đó làm duy nhất một điều này
Nguồn: Phúc Thịnh/Znews