Máy bỏ phiếu của Mỹ liệu có dễ bị hacker tấn công làm giả kết quả?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn đang diễn ra gay cấn với cuộc cạnh tranh của ông Donald Trump và bà Kamala Harris. Những ngày qua, các cử tri của Mỹ đã liên tục đi bầu cử nhằm chọn được vị Tổng thống kế nhiệm của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại với lượng người bầu cử lớn như vậy, có diễn ra tình trạng bị hacker xâm nhập và tấn công máy bỏ phiếu hay không?
1730874336744.png

Sau những tranh cãi về gian lận bầu cử năm 2020, các công ty sản xuất máy bỏ phiếu như Dominion và Clear Ballot đã bị đặt dưới kính hiển vi. Những cáo buộc gian lận, dù sau đó bị bác bỏ, đã làm dấy lên lo ngại về tính bảo mật của hệ thống bầu cử.
Ít ai biết rằng, mỗi chiếc máy bỏ phiếu trước khi được đưa vào sử dụng đều phải trải qua một quá trình kiểm định gắt gao của Ủy an Hỗ trợ Bầu cử Liên bang (EAC). Hơn 1000 yêu cầu khắt khe, từ khả năng chống lỗi đến bảo mật, phải được đáp ứng. Thậm chí, một thay đổi nhỏ như thiết kế bánh xe cũng có thể khiến quá trình này kéo dài hàng tháng trời!
Không chỉ kiểm định kỹ thuật, máy bỏ phiếu còn được bảo vệ nghiêm ngặt về mặt vật lý. Chúng được lưu trữ tại những địa điểm an toàn, được giám sát chặt chẽ bởi các quan chức bầu cử và lực lượng an ninh, ngăn chặn mọi sự can thiệp trái phép.
Để chống lại các cuộc tấn công mạng, máy bỏ phiếu được thiết kế hoàn toàn "offline", không có bất kỳ kết nối không dây nào, từ Wifi, Bluetooth đến radio. Dữ liệu được mã hóa và ký số theo tiêu chuẩn FIPS, tạo thành một mạng lưới phòng thủ vững chắc.
Mặc dù được bảo vệ bởi nhiều lớp an ninh, hệ thống vẫn có thể bị xâm phạm bởi chính con người. Những vụ việc liên quan đến quan chức bầu cử truy cập trái phép vào phần mềm bầu cử là lời cảnh tỉnh về nguy cơ từ bên trong.
Tổng hợp
#BầucửMỹ2024
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top