Miếng hổ phách từ 99 triệu năm trước lưu giữ 1 loài hoàn toàn mới, khám phá gây rung động giới cổ sinh vật

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Một loài thằn lằn hoàn toàn mới, được đặt tên là Electroscincus zedi, đã được phát hiện trong một miếng hổ phách Miến Điện, mang đến cho giới khoa học cái nhìn hiếm hoi về thế giới sinh vật cách đây hàng triệu năm.

Mảnh hổ phách chứa sinh vật kỳ lạ này được tìm thấy ở huyện Myitkyina, tỉnh Kachin, miền Bắc Myanmar, trong các lớp đá có niên đại từ kỷ Phấn Trắng. Hình ảnh đồ họa cho thấy một sinh vật nhỏ bé với màu sắc nổi bật, trông như phiên bản thu nhỏ của những con thằn lằn hiện đại. Dẫn đầu bởi TS. Juan Daza từ Đại học bang Sam Houston, nhóm nghiên cứu đã xác định sinh vật này thuộc họ thằn lằn bóng Scincidae, một họ thằn lằn đa dạng với hơn 1.745 loài hiện còn tồn tại.

Điều đáng kinh ngạc là Electroscincus zedi có niên đại lên tới 99 triệu năm, trở thành loài thằn lằn cổ xưa nhất từng được biết đến. "Nó là một con thằn lằn đúng nghĩa như chúng ta thấy ngày nay", theo Sci-News, khác biệt hoàn toàn với những loài bò sát khổng lồ thời tiền sử.

1721803940249.png

1721803948302.png


Điểm đặc biệt của Electroscincus zedi nằm ở lớp vảy xương kép xếp so le quanh cơ thể, một đặc điểm chỉ có ở họ Scincidae. Mẫu vật được bảo quản nguyên vẹn trong hổ phách, dài khoảng 3cm (chưa tính đuôi), cho thấy đầy đủ các chi tiết về xương và da, giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình tiến hóa của loài thằn lằn.

Phát hiện này một lần nữa khẳng định giá trị của hổ phách Miến Điện trong việc lưu giữ lịch sử sự sống trên Trái Đất. Loại đá quý này không chỉ đẹp mắt mà còn là "cỗ máy thời gian" tuyệt vời, bảo tồn nguyên vẹn những sinh vật nhỏ bé đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước, điều mà các dạng hóa thạch thông thường khó lòng làm được. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top