Minh oan cho động vật hoang dã đô thị, hóa ra chúng không lây bệnh nhiều như người ta vẫn nghĩ!

Những động vật sống ở thành phố, được cho là những loài "bẩn thỉu" nổi tiếng là chứa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy, những "cư dân thành thị" này lại thường không mang bất kỳ loại virus lây nhiễm nào cho người, nếu so sánh với các loài chuột vùng nông thôn.
Các nhà khoa học cho biết, do các loài sống ở đô thị bị "thiên vị khi lấy mẫu" khi nói đến việc đánh giá về virus lây nhiễm, do đó mà chúng bị "mang tiếng" là những kẻ mang mầm bệnh. Thậm chí điều này còn bị thổi phồng hơn nhiều so với thực tế.
Theo các chuyên gia, động vật hoang dã trong thành phố có thể ít gây ra những mối đe dọa cho các đại dịch trong tương lai hơn người ta từng nghĩ. Loài chuột nổi tiếng là mang theo bọ chét gây ra "cái chết đen" - một đại dịch dịch hạch tàn khốc vào thế kỷ 14 - điều này có thể giải thích cho danh tiếng xấu của chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Minh oan cho động vật hoang dã đô thị, hóa ra chúng không lây bệnh nhiều như người ta vẫn nghĩ!
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng các thành phố có thể là một điểm nóng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Trong nghiên cứu mới do một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu là các nhà khoa học tại Đại học Georgetown, Washington DC, đã so sánh các loài động vật có vú thích nghi ở đô thị (như chuột, cáo, lửng và chó ngao) với những loài không thể sống trong môi trường đô thị (ví dụ như hươu đỏ, chồn và rái cá). Các tác giả cho biết, có nhiều lý do để cho rằng các loài thành thị có nhiều bệnh hơn, từ thức ăn cho đến hệ thống miễn dịch của chúng cho đến sự gần gũi với con người.
"Chúng tôi phát hiện ra rằng các loài sống ở đô thị thực sự có nhiều bệnh hơn các loài không phải ở đô thị, nhưng lý do của điều này phần lớn liên quan đến cách chúng tôi nghiên cứu sinh thái học của bệnh tật. Khi xem xét nhiều hơn các loài động vật ở các thành phố, chúng tôi tôi đã tìm thấy nhiều ký sinh trùng của chúng hơn - và đã cho thấy một cái nhìn khác hơn về những loài này"
Đại dịch Covid cũng tạo ra mối quan tâm đáng kể về nơi mà các đợt bùng phát vi rút trong tương lai có nguy cơ xuất hiện cao nhất - không chỉ SARS-CoV-2 mà còn cả các loại virus khác. Vấn đề chuột ngày càng gia tăng đã khiến một loại virus đường hô hấp có tên là Seoul hantavirus lây nhiễm sang hai người vào năm 2018. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm hiểu xem liệu các loài động vật thích nghi với cuộc sống ở các thành phố có xu hướng nhiễm các loại virus khác nhau hay không.

Minh oan cho động vật hoang dã đô thị, hóa ra chúng không lây bệnh nhiều như người ta vẫn nghĩ!
Sau khi kiểm tra mầm bệnh do gần 3.000 loài động vật có vú lưu trữ, họ phát hiện ra những động vật thích nghi với môi trường đô thị có thể gây ra nhiều bệnh gấp 10 lần so với những loài không thể sống trong môi trường đô thị. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng mô hình đo một phần do vấn đề của sự sai lệch khi lấy mẫu, những loài thích nghi với đô thị đã được nghiên cứu tốt hơn gần 100 lần trong các tài liệu khoa học.
Điều đáng ngạc nhiên là sau khi điều chỉnh sai lệch này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các loài sống ở thành phố dường như không lưu trữ nhiều loại virus lây nhiễm cho người. "Thật đáng kinh ngạc, mặc dù các loài thích nghi ở đô thị có số lượng ký sinh trùng nhiều gấp 10 lần, nhưng số nghiên cứu đã được công bố về chúng nhiều gấp 100 lần."
Khi thành kiến này đã được sửa sai, cho thấy chúng không có nhiều mầm bệnh như chúng ta vẫn nghĩ. Nói chính xác hơn, nhận thức của chúng ta về nguy cơ mắc bệnh mới của chúng đã bị quá trình lấy mẫu thổi phồng quá mức.
Những phát hiện này cũng không phải muốn khẳng định rằng các loài vật sống ỏ đô thị không mang theo dịch bệnh, nhưng là một bằng chứng minh oan cho động vật hoang dã trong thành phố, đưa chúng ra khỏi danh sách là siêu ổ chứa' bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, dù sao thì chúng vẫn là những vật mang những mầm bệnh quan trọng mà chúng ta đã biết.

Minh oan cho động vật hoang dã đô thị, hóa ra chúng không lây bệnh nhiều như người ta vẫn nghĩ!
Bệnh dịch hạch là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra
Chuột, gấu trúc và thỏ vẫn tồn tại tốt bên cạnh chúng ta, và chúng vẫn lây lan rất nhiều bệnh tật cho những người sống ở khu vực thành thị. Các tác giả nghiên cứu cũng cho biết, những nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu cách sống ở thành phố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lưu hành và lây truyền bệnh tật. Dữ liệu nghiên cứu riêng ở Mỹ hay Châu Âu hoàn toàn có thể mở rộng ra các mẫu trên toàn cầu.
Chẳng hạn như đối với dịch Covid, người ta thường cho rằng con người có nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 từ người sang động vật cao hơn so với ngược lại. Ở một vùng nông thôn của Ohio, hươu đuôi trắng đã bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể do lây từ người, nó đã được tiết lộ vào tháng 12. Các bằng chứng đã cho thấy SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ dơi móng ngựa, cũng có khả năng là virus truyền sang người qua tê tê, một loài động vật có vú có vảy thường bị nhầm lẫn với loài bò sát.


>>> Trăn Nam Mỹ thành đồ chơi tình dục cho cá heo.
Nguồn dailymail
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top