Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Cuộc thi Thiết kế Máy Tự động hóa 2025 vừa khai mạc ngày 12/2, thu hút sự tham gia của 239 thí sinh từ 45 đội thuộc 8 trường đại học hàng đầu về kỹ thuật và cơ khí.
Đây là cuộc thi do công ty MISUMI Việt Nam tổ chức nhằm mang tới sân chơi lành mạnh, chuyên nghiệp và đề cao tính thực tế dành cho sinh viên. Cuộc thi năm 2025 có chủ đề: “Thiết kế cơ cấu cấp và lấy phôi tự động cho máy Laser” là bài toán cung cấp bởi doanh nghiệp, yêu cầu sinh viên đưa ra giải pháp thiết kế máy không chỉ đảm bảo hiệu suất mà còn tối ưu chi phí.
Cuộc thi được tổ chức với mong muốn của MISUMI cùng các đối tác nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ sư trẻ cho ngành công nghiệp Việt Nam bằng cách đưa các thử thách của doanh nghiệp, cung cấp các hoạt động đào tạo đồng hành dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ cập nhật mới nhất của doanh nghiệp.
Với chủ đề cuộc thi năm 2025: "Thiết kế cơ cấu cấp và lấy phôi tự động cho máy Laser", các đội thi sẽ được cung cấp mô tả quy trình sản xuất hiện tại và phải đề xuất giải pháp tự động hóa, tối ưu hiệu suất sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công.
Ông Tomohiro Watanabe, Tổng Giám đốc MISUMI Việt Nam phát biểu khai mạc cuộc thi
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Tomohiro Watanabe, Tổng Giám đốc MISUMI Việt Nam nhấn mạnh: "Cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ sư trẻ chất lượng cao. MISUMI mong muốn thông qua cuộc thi này, có thể mang đến một sân chơi thực tế cho sinh viên, những tài năng trẻ đầy triển vọng của tương lai ngành công nghiệp Việt Nam”.
Từ phía các đơn vị đào tạo, PGS.TS Phạm Văn Sáng, Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, MISUMI Việt Nam và đối tác CTM đưa các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp cho sinh viên giải quyết. Đây chính là điểm tạo nên hứng thú ngay từ đề bài vì tính thử thách mới lạ. Sinh viên có thể phát huy tối đa sự sáng tạo và khả năng giải quyết bài toán của một kỹ sư thiết kế máy trong tương lai.
PGS.TS Phạm Văn Sáng, Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng điểm hấp dẫn chính của cuộc thi là sinh viên được tiếp cận các vấn đề thực tiễn đặt ra từ các doanh nghiệp.
Bên cạnh việc áp dụng các kiến thức thiết kế được học, sinh viên tham gia Cuộc thi Thiết kế Máy tự động hóa 2025 còn được hỗ trợ với hoạt động đào tạo từ CTM và MISUMI Việt Nam. Các buổi đào tạo được tổ chức nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết của một kỹ sư thiết kế máy trong thực tế gồm kỹ năng phân tích yêu cầu tự động hóa và phát triển ý tưởng thiết kế hiệu quả, có tính ứng dụng cao; kỹ năng lựa chọn linh kiện tiêu chuẩn và sử dụng catalog để tối ưu hóa hiệu suất thiết kế.
Ngoài ra, các đội vào chung kết sẽ được tham quan nhà máy, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình lắp máy nhằm mục đích hình thành tư duy thiết kế máy tối ưu.
Cuộc thi thu hút 239 thí sinh đến từ 8 đơn vị: Trường Cơ khí (ĐH Bách Khoa Hà Nội), Trường Cơ khí – Ô tô (ĐH Công nghiệp Hà Nội), Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Thủy lợi), Khoa Cơ khí – Cơ điện tử (Trường ĐH Phenikaa), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Xây dựng), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Giao thông vận tải).
Không chỉ là sân chơi thể hiện tài năng và sức sáng tạo, Cuộc thi Thiết kế Máy Tự động hóa còn đặt mục tiêu mang tới nhận thức về các kỹ năng toàn diện cần có của một kỹ sư thiết kế máy chuyên nghiệp: Kỹ năng thuyết trình ý tưởng, phản biện thuyết phục. Lần đầu tiên, sinh viên kỹ sư cần thuyết phục ban giám khảo là lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp và cả lãnh đạo nhà trường về giải pháp tự động hóa của mình.
Đây là cuộc thi do công ty MISUMI Việt Nam tổ chức nhằm mang tới sân chơi lành mạnh, chuyên nghiệp và đề cao tính thực tế dành cho sinh viên. Cuộc thi năm 2025 có chủ đề: “Thiết kế cơ cấu cấp và lấy phôi tự động cho máy Laser” là bài toán cung cấp bởi doanh nghiệp, yêu cầu sinh viên đưa ra giải pháp thiết kế máy không chỉ đảm bảo hiệu suất mà còn tối ưu chi phí.
Cuộc thi được tổ chức với mong muốn của MISUMI cùng các đối tác nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ sư trẻ cho ngành công nghiệp Việt Nam bằng cách đưa các thử thách của doanh nghiệp, cung cấp các hoạt động đào tạo đồng hành dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ cập nhật mới nhất của doanh nghiệp.
Với chủ đề cuộc thi năm 2025: "Thiết kế cơ cấu cấp và lấy phôi tự động cho máy Laser", các đội thi sẽ được cung cấp mô tả quy trình sản xuất hiện tại và phải đề xuất giải pháp tự động hóa, tối ưu hiệu suất sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công.
![1739425452894.png 1739425452894.png](https://vnrv.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/36/36208-65acc68d3ae80ae1e19b25b3998fe4f2.jpg)
Ông Tomohiro Watanabe, Tổng Giám đốc MISUMI Việt Nam phát biểu khai mạc cuộc thi
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Tomohiro Watanabe, Tổng Giám đốc MISUMI Việt Nam nhấn mạnh: "Cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ sư trẻ chất lượng cao. MISUMI mong muốn thông qua cuộc thi này, có thể mang đến một sân chơi thực tế cho sinh viên, những tài năng trẻ đầy triển vọng của tương lai ngành công nghiệp Việt Nam”.
Từ phía các đơn vị đào tạo, PGS.TS Phạm Văn Sáng, Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, MISUMI Việt Nam và đối tác CTM đưa các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp cho sinh viên giải quyết. Đây chính là điểm tạo nên hứng thú ngay từ đề bài vì tính thử thách mới lạ. Sinh viên có thể phát huy tối đa sự sáng tạo và khả năng giải quyết bài toán của một kỹ sư thiết kế máy trong tương lai.
![1739425545237.png 1739425545237.png](https://vnrv.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/36/36209-d089a0d42100d355195b0fc9f6ab5dbc.jpg)
PGS.TS Phạm Văn Sáng, Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng điểm hấp dẫn chính của cuộc thi là sinh viên được tiếp cận các vấn đề thực tiễn đặt ra từ các doanh nghiệp.
Bên cạnh việc áp dụng các kiến thức thiết kế được học, sinh viên tham gia Cuộc thi Thiết kế Máy tự động hóa 2025 còn được hỗ trợ với hoạt động đào tạo từ CTM và MISUMI Việt Nam. Các buổi đào tạo được tổ chức nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết của một kỹ sư thiết kế máy trong thực tế gồm kỹ năng phân tích yêu cầu tự động hóa và phát triển ý tưởng thiết kế hiệu quả, có tính ứng dụng cao; kỹ năng lựa chọn linh kiện tiêu chuẩn và sử dụng catalog để tối ưu hóa hiệu suất thiết kế.
Ngoài ra, các đội vào chung kết sẽ được tham quan nhà máy, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình lắp máy nhằm mục đích hình thành tư duy thiết kế máy tối ưu.
![1739425795806.png 1739425795806.png](https://vnrv.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/36/36210-9c813a98c6bb3c25831c16fbd5526e34.jpg)
Cuộc thi thu hút 239 thí sinh đến từ 8 đơn vị: Trường Cơ khí (ĐH Bách Khoa Hà Nội), Trường Cơ khí – Ô tô (ĐH Công nghiệp Hà Nội), Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Thủy lợi), Khoa Cơ khí – Cơ điện tử (Trường ĐH Phenikaa), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Xây dựng), Khoa Cơ khí (Trường ĐH Giao thông vận tải).
Không chỉ là sân chơi thể hiện tài năng và sức sáng tạo, Cuộc thi Thiết kế Máy Tự động hóa còn đặt mục tiêu mang tới nhận thức về các kỹ năng toàn diện cần có của một kỹ sư thiết kế máy chuyên nghiệp: Kỹ năng thuyết trình ý tưởng, phản biện thuyết phục. Lần đầu tiên, sinh viên kỹ sư cần thuyết phục ban giám khảo là lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp và cả lãnh đạo nhà trường về giải pháp tự động hóa của mình.
Sau lễ Khai mạc, Cuộc thi Thiết kế Máy tự động hóa 2025 chính thức bắt đầu với bao gồm hai vòng:
• Vòng 1 - Thiết kế Online (Sơ loại): Các đội hoàn thiện bản vẽ 3D và video mô phỏng hoạt động của cơ cấu tự động hóa. Hạn nộp bài dự thi vòng 1: 6/3/2025. Ban giám khảo chấm và lựa chọn 6 đội xuất sắc vào chung kết.
• Vòng 2 – Thuyết trình và phản biện trực tiếp (Chung kết): Ngày 26/03/2025, 6 đội xuất sắc nhất sẽ thuyết trình và phản biện trước Hội đồng giám khảo về giải pháp tự động hóa của nhóm.
Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích và 4 giải yêu thích.
- Giải nhất: Giấy chứng nhận và tiền thưởng trị giá 15.000.000 VNĐ.
- Giải nhì: Giấy chứng nhận và tiền thưởng trị giá 8.000.000 VNĐ.
- Giải ba: Giấy chứng nhận và tiền thưởng trị giá 5.000.000 VNĐ.
- 3 giải khuyến khích: Giấy chứng nhận và tiền thưởng trị giá 2.000.000 VNĐ mỗi giải.
- 4 giải yêu thích: Giấy chứng nhận và quà tặng lưu niệm của MISUMI Việt Nam trị giá 500.000 VNĐ.