Mối liên quan giữa bệnh tim mạch và chứng trầm cảm

Trong nhiều thế hệ, con người đã luôn bị thu hút và tò mò bởi mối liên hệ giữa tâm lý và thể chất. Chẳng hạn như liệu một "trái tim tan vỡ" có thực sự là nguyên nhân có thể khiến chúng ta chết đi không? Hay một trí tuệ và tinh thần khỏe mạnh có mang đến một cơ thể mạnh khỏe hay không? Những nghiên cứu trong nhiều năm đã tìm hiểu nhiều về mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần và thể chất, một trong số đó chính là nguy cơ bị trầm cảm và bệnh tim.
Nghiên cứu chỉ ra, bệnh trầm cảm phổ biến hơn ở những người bị bệnh tim so với dân số chung. Bên cạnh đó, những người khỏe mạnh về thể chất khi được theo dõi trong nhiều năm, những người có các triệu chứng trầm cảm cao có nhiều khả năng phát triển bệnh tim hơn những người không bị trầm cảm.
Chúng ta từng biết rằng ở những người bị bệnh tim cấp tính, chẳng hạn như đau tim, thì trầm cảm có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị đau tim và tử vong, không chỉ do bệnh tim mà còn do bất kỳ nguyên nhân nào. Tuy vậy, ít nhiều đã có một số điều tra về việc những xu hướng này có tồn tại ngược lại hay không - tức liệu các yếu tố nguy cơ tim mạch có liên quan đến khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn hay không?

Những nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa

Nhà nghiên cứu Sandra Martín-Peláez từ Đại học Granada ở Tây Ban Nha và các đồng nghiệp đã tập trung vào những người mắc hội chứng chuyển hóa, nhằm khám phá mối liên hệ giữa các yếu tố gây nguy cơ tim mạch và trầm cảm ở những người từ 55 đến 75 tuổi. Hội chứng chuyển hóa chỉ một nhóm các tình trạng xảy ra cùng nhau - bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, chất béo cơ thể dư thừa quanh eo và cholesterol tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2 của một người.
Một số nhà nghiên cứu từng gợi ý, hội chứng chuyển hóa cũng có thể đóng một vai trò trong bệnh trầm cảm. Còn nghiên cứu mới dựa trên một thử nghiệm có quy mô rộng hơn, mục đích phân tích tác động của chế độ ăn Địa Trung Hải với người thừa cân hoặc béo phì và người mắc hội chứng chuyển hóa.

Mối liên quan giữa bệnh tim mạch và chứng trầm cảm
Thử nghiệm ngẫu nhiên này bao gồm 2 nhóm: một nhóm theo chế độ ăn hạn chế calo và chương trình hoạt động thể chất, và một nhóm khác theo chế độ ăn Địa Trung Hải không hạn chế mà không có chương trình hoạt động thể chất. Về mẫu của dữ liệu, hơn 6.500 người tham gia đã được đưa vào phân tích cơ bản cho nghiên cứu, với hơn 4.500 người được theo dõi hai năm sau đó.
Các chuyên gia nghiên cứu đã sử dụng điểm số rủi ro Framingham được phát triển bằng cách theo dõi những người khỏe mạnh theo thời gian để xác định các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Họ phân loại những người có nguy cơ thấp, trung bình hoặc cao bị đau tim hoặc chết vì bệnh tim trong vòng mười năm. Những người tham gia được hỏi về các triệu chứng trầm cảm của họ bằng bảng câu hỏi ban đầu khi bắt đầu tuân theo chế độ ăn kiêng và chương trình hoạt động thể chất và bảng hỏi tiếp tục sau đó 2 năm.
Điều bất ngờ là, không có mối liên hệ đáng kể nào được tìm thấy giữa nguy cơ tim mạch và trầm cảm tại thời điểm ban đầu hoặc quá trình theo dõi. Vì thế, những người tham gia có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn không có nhiều khả năng bị hoặc phát triển trầm cảm.

Nguy cơ mắc bệnh khác nhau giữa các giới tính

Tuy nhiên khi phân tích các dữ liệu dựa theo giới tính, họ phát hiện ra rằng ở thời điểm ban đầu, những phụ nữ có nguy cơ tim mạch cao hơn có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng trầm cảm hơn, nhưng điều này lại không xảy ra ở nam giới. Còn trong quá trình theo dõi, điều này không xảy ra ở cả nam và nữ.
Nhìn chung, điểm số điểm số trầm cảm của tất cả những người tham gia đều giảm sau hai năm. Điểm số trầm cảm nhiều hơn đối với những người có nguy cơ tim mạch thấp và đối với những người trong nhóm can thiệp (những người tham gia theo chế độ ăn kiêng hạn chế và chương trình hoạt động thể chất). Những kết quả phức tạp này cũng rất khó để giải thích, vì dữ liệu đã được phân tích theo nhiều cách khác nhau và có một số kết quả khác nhau.
Chẳng hạn như các tác giả đã phân tích dữ liệu theo các yếu tố hội chứng chuyển hóa khác nhau, phát hiện ra rằng bệnh tiểu đường và một số mức cholesterol nhất định dẫn đến điểm trầm cảm thấp hơn khi theo dõi. Nhưng một nghiên cứu khác lại phát hiện rằng phụ nữ mắc bệnh tim có mức độ trầm cảm cao hơn nam giới bị bệnh tim. Và cũng có những cơ sở rõ ràng rằng trong dân số nói chung, phụ nữ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Vì thế phát hiện mới có thể có mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tim và trầm cảm ở phụ nữ dường như phù hợp với những xu hướng này.

Mối liên quan giữa bệnh tim mạch và chứng trầm cảm

Tại sao trầm cảm và bệnh tim lại có mối liên hệ với nhau?

Mặc dù vẫn chưa thể kết luận một cách rõ ràng bệnh tim có liên quan đến nguy cơ phát triển trầm cảm nặng hơn, nhưng nó đã bổ sung vào cơ sở bằng chứng vốn đã khá chắc chắn cho thấy, bệnh tim và trầm cảm có mối liên hệ với nhau. Một số yếu tố sinh học chung cho cả nguy cơ trầm cảm và bệnh tim bao gồm
- Tăng viêm
- Rối loạn chức năng nội mô (co thắt mạch máu trong tim)
- Thay đổi hoạt động của hệ thống thần kinh tự chủ (hệ thống thần kinh tự trị kiểm soát các cơ, bao gồm cả tim)
- Rối loạn chức năng tiểu cầu máu (nơi các tiểu cầu trong máu dễ kết dính với nhau và hình thành cục máu đông).
Ngoài ra, các yếu tố về lối sống lành mạnh, chẳng hạn như hoạt động thể chất, không hút thuốc và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, có tác dụng bảo vệ chống lại cả bệnh tim và trầm cảm. Và có cả điều ngược lại, những yếu tố lối sống không lành mạnh có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và trầm cảm.
Không may là những người bị trầm cảm gặp hơn trong việc thay đổi những thói quen này, chẳng hạn như việc bỏ thuốc lá. Do đó, có thể thấy phát hiện thú vị nhất của nghiên cứu chính là điểm số trầm cảm đã giảm ở nhóm được khuyến khích và hỗ trợ áp dụng lối sống lành mạnh hơn, bao gồm chế độ ăn hạn chế hơn và tăng cường hoạt động thể chất.
Có nhiều bằng chứng tốt cho thấy tập thể dục là một phương pháp điều trị trầm cảm rất hiệu quả ở những người bị bệnh tim. Tuy nhiên, vai trò của chế độ ăn uống như một biện pháp can thiệp đối với bệnh trầm cảm thì ít rõ ràng hơn. Nghiên cứu này cung cấp thêm một cảm hứng đầy hứa hẹn để các chuyên gia có những tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về chế độ ăn uống và lối sống hằng ngày được coi như những phương pháp điều trị trầm cảm tiềm năng ở những người có và có nguy cơ mắc bệnh tim.


>>> Phát hiện bất ngờ về enzym điều khiển hoạt động não.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top