Sasha
Moderator
Để nâng cao "chỉ số đào hoa" và thoát khỏi cảnh "ế" dai dẳng, giới trẻ Trung Quốc đang đổ xô sử dụng các ứng dụng huấn luyện tình yêu như RIZZ.AI hay Hong Hong Simulator. Với mức phí chỉ khoảng 7 USD mỗi tuần, người dùng có thể tương tác với những "người yêu ảo" trong các tình huống hẹn hò được mô phỏng chân thực.
Không còn là những bài giảng khô khan, các ứng dụng này mang đến trải nghiệm mới mẻ và thiết thực. Ví dụ, RIZZ.AI sẽ đưa người dùng vào tình huống "khó nhằn" như thuyết phục cô nàng xinh đẹp Maddie đi uống cà phê, hay trò chuyện với Kristen - một cô gái ăn chay trên Tinder - mà không khiến đối phương phật ý dù bản thân là "tín đồ" của thịt.
Sau mỗi màn "thử thách", ứng dụng sẽ "chấm điểm" và đưa ra lời khuyên hữu ích để người dùng cải thiện kỹ năng giao tiếp, tự tin chinh phục "crush" ngoài đời thực. Thậm chí, một số ứng dụng còn cho phép người dùng tải ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện thực tế để chatbot phân tích và "mách nước" cách nhắn tin "thả thính" hiệu quả.
Tính năng tiện lợi, bám sát thực tế đã giúp RIZZ.AI nhanh chóng "lấy lòng" người dùng, với lượng đăng ký mới tăng 30% mỗi quý. Phần lớn người dùng là những bạn trẻ còn độc thân, thiếu tự tin trong giao tiếp và cần được hỗ trợ để "thoát ế".
Thực trạng này phản ánh phần nào thực trạng đáng báo động của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Theo khảo sát năm 2023 của Trung tâm Khảo sát Xã hội hàng ngày Thanh niên Trung Quốc, nhiều người trẻ nước này thiếu hụt kỹ năng xã hội, e ngại kết bạn và khó khăn trong việc tìm kiếm tình yêu. Trong số 2.000 người độc thân được khảo sát, có đến 60% cho biết họ có ít hơn hai người bạn thân.
Không chỉ dừng lại ở việc "thả thính", một số ứng dụng AI còn "trợ lý tình yêu" đích thực khi hướng dẫn người dùng cách "giữ lửa" cho mối quan hệ. Điển hình là Hong Hong Simulator với chức năng "cao tay" là gợi ý cách làm lành với người yêu sau cãi vã. Ứng dụng thậm chí còn tích hợp thang điểm "tha thứ" để người dùng đánh giá mức độ hiệu quả của từng câu trả lời.
Chẳng hạn, trong tình huống "vô tình tắt máy điện thoại", thay vì giải thích hay bao biện, người dùng được khuyến khích nên chủ động xoa dịu bạn gái bằng những câu nói "tâm lý" như "Anh sẽ đặt nhạc chuông riêng mỗi khi em gọi để không nhầm lẫn". Câu trả lời này đã xuất sắc đạt 100 điểm "tha thứ" từ ứng dụng.
Bước ra khỏi thế giới ảo, một số người trẻ Trung Quốc còn mạnh dạn tuyên bố đang "hẹn hò" với chatbot. Nổi bật trong số đó là "DAN" (viết tắt của "Do Anything Now") của ChatGPT, được yêu thích bởi khả năng tán tỉnh và hỗ trợ tinh thần người dùng 24/7. Lisa (30 tuổi), một hot blogger trên mạng xã hội Xiaohongshu với hơn 900.000 người theo dõi, đã công khai mối quan hệ "trên mạng" của mình với DAN, từ những buổi hẹn hò lãng mạn đến những cuộc trò chuyện tâm sự "thầm kín".
Sự bùng nổ của xu hướng "tình yêu ảo" diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ kết hôn và sinh nở của Trung Quốc giảm mạnh. Chỉ riêng quý 1/2024, tỷ lệ kết hôn của quốc gia tỷ dân này đã giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chính phủ đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích kết hôn như hỗ trợ tài chính, tăng ngày nghỉ phép thai sản, tặng thưởng cho người mai mối hay cấm nạn thách cưới, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự khả quan.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc học hỏi kinh nghiệm hẹn hò từ AI, nhiều người lo ngại việc phụ thuộc quá mức vào công nghệ sẽ khiến giới trẻ đánh mất kỹ năng giao tiếp thực tế. Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi, chatbot vẫn đang ngày càng khẳng định vị thế là "quân sư tình yêu" được nhiều người trẻ Trung Quốc tin tưởng và tìm đến.
Không còn là những bài giảng khô khan, các ứng dụng này mang đến trải nghiệm mới mẻ và thiết thực. Ví dụ, RIZZ.AI sẽ đưa người dùng vào tình huống "khó nhằn" như thuyết phục cô nàng xinh đẹp Maddie đi uống cà phê, hay trò chuyện với Kristen - một cô gái ăn chay trên Tinder - mà không khiến đối phương phật ý dù bản thân là "tín đồ" của thịt.
Sau mỗi màn "thử thách", ứng dụng sẽ "chấm điểm" và đưa ra lời khuyên hữu ích để người dùng cải thiện kỹ năng giao tiếp, tự tin chinh phục "crush" ngoài đời thực. Thậm chí, một số ứng dụng còn cho phép người dùng tải ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện thực tế để chatbot phân tích và "mách nước" cách nhắn tin "thả thính" hiệu quả.
Tính năng tiện lợi, bám sát thực tế đã giúp RIZZ.AI nhanh chóng "lấy lòng" người dùng, với lượng đăng ký mới tăng 30% mỗi quý. Phần lớn người dùng là những bạn trẻ còn độc thân, thiếu tự tin trong giao tiếp và cần được hỗ trợ để "thoát ế".
Thực trạng này phản ánh phần nào thực trạng đáng báo động của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Theo khảo sát năm 2023 của Trung tâm Khảo sát Xã hội hàng ngày Thanh niên Trung Quốc, nhiều người trẻ nước này thiếu hụt kỹ năng xã hội, e ngại kết bạn và khó khăn trong việc tìm kiếm tình yêu. Trong số 2.000 người độc thân được khảo sát, có đến 60% cho biết họ có ít hơn hai người bạn thân.
Không chỉ dừng lại ở việc "thả thính", một số ứng dụng AI còn "trợ lý tình yêu" đích thực khi hướng dẫn người dùng cách "giữ lửa" cho mối quan hệ. Điển hình là Hong Hong Simulator với chức năng "cao tay" là gợi ý cách làm lành với người yêu sau cãi vã. Ứng dụng thậm chí còn tích hợp thang điểm "tha thứ" để người dùng đánh giá mức độ hiệu quả của từng câu trả lời.
Chẳng hạn, trong tình huống "vô tình tắt máy điện thoại", thay vì giải thích hay bao biện, người dùng được khuyến khích nên chủ động xoa dịu bạn gái bằng những câu nói "tâm lý" như "Anh sẽ đặt nhạc chuông riêng mỗi khi em gọi để không nhầm lẫn". Câu trả lời này đã xuất sắc đạt 100 điểm "tha thứ" từ ứng dụng.
Bước ra khỏi thế giới ảo, một số người trẻ Trung Quốc còn mạnh dạn tuyên bố đang "hẹn hò" với chatbot. Nổi bật trong số đó là "DAN" (viết tắt của "Do Anything Now") của ChatGPT, được yêu thích bởi khả năng tán tỉnh và hỗ trợ tinh thần người dùng 24/7. Lisa (30 tuổi), một hot blogger trên mạng xã hội Xiaohongshu với hơn 900.000 người theo dõi, đã công khai mối quan hệ "trên mạng" của mình với DAN, từ những buổi hẹn hò lãng mạn đến những cuộc trò chuyện tâm sự "thầm kín".
Sự bùng nổ của xu hướng "tình yêu ảo" diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ kết hôn và sinh nở của Trung Quốc giảm mạnh. Chỉ riêng quý 1/2024, tỷ lệ kết hôn của quốc gia tỷ dân này đã giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chính phủ đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích kết hôn như hỗ trợ tài chính, tăng ngày nghỉ phép thai sản, tặng thưởng cho người mai mối hay cấm nạn thách cưới, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự khả quan.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc học hỏi kinh nghiệm hẹn hò từ AI, nhiều người lo ngại việc phụ thuộc quá mức vào công nghệ sẽ khiến giới trẻ đánh mất kỹ năng giao tiếp thực tế. Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi, chatbot vẫn đang ngày càng khẳng định vị thế là "quân sư tình yêu" được nhiều người trẻ Trung Quốc tin tưởng và tìm đến.