Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và công ty Annalise.ai vừa ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh nhằm hướng tới nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Theo đó, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Annalise.ai, một trong những công ty công nghệ AI trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh lớn nhất thế giới có trụ sở tại Australia, đã ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác Nghiên cứu và Ứng dụng AI trong Chẩn đoán Hình ảnh nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Ngoài các hoạt động nghiên cứu, Annalise.ai còn hướng tới việc triển khai các giải pháp Phần mềm dưới dạng thiết bị y tế (SaMD) dành cho doanh nghiệp thông qua hai công cụ AI hỗ trợ lâm sàng trong chụp X-quang ngực và CT não. Các giải pháp của Annalise.ai sẽ cho phép các bác sĩ lâm sàng xác định chính xác hơn những bất thường mà bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể bỏ lỡ, nhằm tạo điều kiện phát hiện và điều trị bệnh sớm hơn, rút ngắn thời gian đưa ra quyết định lâm sàng, giúp giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, hạ thấp chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
ông Trần Đặng Minh Trí, đồng sáng lập của Công ty Annalise.ai, cho hay việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác tăng lên 45%.
Cụ thể, khi bệnh nhân chụp X-quang, hình ảnh đó sẽ được phần mềm AI phân tích, chỉ ra dấu hiệu các bệnh lý như ung thư phổi, chấn thương do tai nạn, nứt, gãy xương… nằm ở vị trí nào. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định kết quả đó chính xác hơn.
Dimitry Tran, đồng sáng lập công ty Harrison.ai kiêm Tổng giám đốc Annalise.ai.
Ông Trí dẫn chứng: “Nếu như trước kia bệnh nhân phải đợi kết quả chụp X-quang lên đến vài giờ, giờ đây ứng dụng AI sẽ trả kết quả trong vài giây. Từ đó bệnh nhân có thể được chăm sóc hoặc điều trị ngay lập tức hoặc cho về nếu bệnh nhân không có bệnh lý. Do vậy, người bệnh có thể được chăm sóc rất nhanh chóng, không phải ngồi chờ, về bệnh viện thì cũng giảm áp lực”.
Ông Trí dẫn chứng: “Nếu như trước kia bệnh nhân phải đợi kết quả chụp X-quang lên đến vài giờ, giờ đây ứng dụng AI sẽ trả kết quả trong vài giây. Từ đó bệnh nhân có thể được chăm sóc hoặc điều trị ngay lập tức hoặc cho về nếu bệnh nhân không có bệnh lý. Do vậy, người bệnh có thể được chăm sóc rất nhanh chóng, không phải ngồi chờ, về bệnh viện thì cũng giảm áp lực”.
Đây cũng chính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ngành y tế TP.HCM ưu tiên đưa vào chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) vào tháng 11-2022.
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cùng Công ty Annalise.ai ký kết hợp tác về nghiên cứu và ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh
Sau 4 tháng đưa máy vào hoạt động, đã có hơn 200 bệnh nhân tại xã đảo sử dụng máy chụp X-quang ứng dụng AI để thăm khám, phát hiện sớm bệnh lý.
Ông Minh Trí cho biết thêm sản phẩm này lần đầu tiên triển khai tại bệnh viện ở Việt Nam. Tại Úc, hơn 1 triệu người đã sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, nhiều nước khác cũng đã triển khai như Anh, Malaysia và Singapore.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em, giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết kỹ thuật Al chẩn đoán hình ảnh là một kỹ thuật giúp bệnh viện gia tăng hơn năng lực của bác sĩ. Đặc biệt là việc hỗ trợ các bác sĩ trong những tình huống khó khăn và giúp bác sĩ nhận ra bất thường khi chẩn đoán cho bệnh nhân.
“Tuy nhiên, một công nghệ áp dụng vào trong kỹ thuật chẩn đoán thì quyết định cuối cùng vẫn là con người. Do đó, các kỹ thuật này hiện tại sẽ là một phương tiện hỗ trợ đối với các bác sĩ”, bác sĩ Trâm Em cho hay.
Theo bác sĩ Trâm Em, việc vận dụng những ưu thế của trí tuệ nhân tạo sẽ đem đến kết quả chẩn đoán tốt nhất, cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
Đáng chú ý khi Việt Nam là quê hương của anh em nhà Dimitry Tran và Aengus Tran - những người đồng sáng lập Harrison.ai - công ty đầu tư vào Annalise.ai.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Dimitry Tran, đồng sáng lập công ty Harrison.ai kiêm Tổng Giám đốc Annalise.ai cho biết: “Khi hai anh em tôi đặt chân đến Australia, chúng tôi đã biết rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ có cơ hội đem thời gian và nguồn lực của mình đầu tư trở lại quê hương Việt Nam”.
“Tôi hy vọng rằng các công cụ của chúng tôi có thể được dùng như những “công cụ kiểm tra chính tả” cho các hình ảnh y tế, giúp các bác sĩ trên toàn quốc cải thiện việc chẩn đoán cũng như chăm sóc người bệnh trong nhiều năm tới”, ông Dimitry Tran nói.
Tại Việt Nam, vào tháng 12/2022, Annalise.ai cũng đã từng ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên với Viettel Solutions và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc về việc triển khai ứng dụng công nghệ AI trong chẩn đoán hình ảnh y tế.
Ngoài các hoạt động nghiên cứu, Annalise.ai còn hướng tới việc triển khai các giải pháp Phần mềm dưới dạng thiết bị y tế (SaMD) dành cho doanh nghiệp thông qua hai công cụ AI hỗ trợ lâm sàng trong chụp X-quang ngực và CT não. Các giải pháp của Annalise.ai sẽ cho phép các bác sĩ lâm sàng xác định chính xác hơn những bất thường mà bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể bỏ lỡ, nhằm tạo điều kiện phát hiện và điều trị bệnh sớm hơn, rút ngắn thời gian đưa ra quyết định lâm sàng, giúp giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, hạ thấp chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
ông Trần Đặng Minh Trí, đồng sáng lập của Công ty Annalise.ai, cho hay việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác tăng lên 45%.
Cụ thể, khi bệnh nhân chụp X-quang, hình ảnh đó sẽ được phần mềm AI phân tích, chỉ ra dấu hiệu các bệnh lý như ung thư phổi, chấn thương do tai nạn, nứt, gãy xương… nằm ở vị trí nào. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định kết quả đó chính xác hơn.
Ông Trí dẫn chứng: “Nếu như trước kia bệnh nhân phải đợi kết quả chụp X-quang lên đến vài giờ, giờ đây ứng dụng AI sẽ trả kết quả trong vài giây. Từ đó bệnh nhân có thể được chăm sóc hoặc điều trị ngay lập tức hoặc cho về nếu bệnh nhân không có bệnh lý. Do vậy, người bệnh có thể được chăm sóc rất nhanh chóng, không phải ngồi chờ, về bệnh viện thì cũng giảm áp lực”.
Ông Trí dẫn chứng: “Nếu như trước kia bệnh nhân phải đợi kết quả chụp X-quang lên đến vài giờ, giờ đây ứng dụng AI sẽ trả kết quả trong vài giây. Từ đó bệnh nhân có thể được chăm sóc hoặc điều trị ngay lập tức hoặc cho về nếu bệnh nhân không có bệnh lý. Do vậy, người bệnh có thể được chăm sóc rất nhanh chóng, không phải ngồi chờ, về bệnh viện thì cũng giảm áp lực”.
Đây cũng chính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ngành y tế TP.HCM ưu tiên đưa vào chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) vào tháng 11-2022.
Sau 4 tháng đưa máy vào hoạt động, đã có hơn 200 bệnh nhân tại xã đảo sử dụng máy chụp X-quang ứng dụng AI để thăm khám, phát hiện sớm bệnh lý.
Ông Minh Trí cho biết thêm sản phẩm này lần đầu tiên triển khai tại bệnh viện ở Việt Nam. Tại Úc, hơn 1 triệu người đã sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, nhiều nước khác cũng đã triển khai như Anh, Malaysia và Singapore.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em, giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết kỹ thuật Al chẩn đoán hình ảnh là một kỹ thuật giúp bệnh viện gia tăng hơn năng lực của bác sĩ. Đặc biệt là việc hỗ trợ các bác sĩ trong những tình huống khó khăn và giúp bác sĩ nhận ra bất thường khi chẩn đoán cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Trâm Em, việc vận dụng những ưu thế của trí tuệ nhân tạo sẽ đem đến kết quả chẩn đoán tốt nhất, cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
Đáng chú ý khi Việt Nam là quê hương của anh em nhà Dimitry Tran và Aengus Tran - những người đồng sáng lập Harrison.ai - công ty đầu tư vào Annalise.ai.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Dimitry Tran, đồng sáng lập công ty Harrison.ai kiêm Tổng Giám đốc Annalise.ai cho biết: “Khi hai anh em tôi đặt chân đến Australia, chúng tôi đã biết rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ có cơ hội đem thời gian và nguồn lực của mình đầu tư trở lại quê hương Việt Nam”.
“Tôi hy vọng rằng các công cụ của chúng tôi có thể được dùng như những “công cụ kiểm tra chính tả” cho các hình ảnh y tế, giúp các bác sĩ trên toàn quốc cải thiện việc chẩn đoán cũng như chăm sóc người bệnh trong nhiều năm tới”, ông Dimitry Tran nói.
Tại Việt Nam, vào tháng 12/2022, Annalise.ai cũng đã từng ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên với Viettel Solutions và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc về việc triển khai ứng dụng công nghệ AI trong chẩn đoán hình ảnh y tế.