Một chỉ số xếp hạng thuộc nhóm cao nhất thế giới khiến Trung Quốc lo lắng, đe dọa đến tương lai đất nước tỉ dân

Lizzie

Writer
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn một báo cáo mới cho biết, Trung Quốc là một trong những quốc gia cần tiêu tốn nhiều nhất trên thế giới để nuôi dạy một đứa trẻ. Báo cáo này kêu gọi chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình giữa lúc tỷ lệ sinh đang ngày càng sụt giảm.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học sắp xảy ra với tỷ lệ sinh thấp - một phần do chính sách một con hiện đã bị bãi bỏ - và Ấn Độ có khả năng cao vượt qua nước này để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay.

Chi phí nuôi trẻ nhỏ đắt đỏ​

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dân số YuWa cho biết chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến năm 18 tuổi ở Trung Quốc gấp 6,9 lần tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP đầu người).
Đây là mức cao thứ hai trên thế giới, sau Hàn Quốc, nơi chi phí cao gấp 7,79 lần so với GDP bình quân đầu người.
Con số này cũng cao gấp đôi chi phí ở Đức (nơi nuôi dạy một đứa trẻ cần tốn 3,64 lần GDP bình quân đầu người), và cao hơn ba lần ở Úc và Pháp, với con số lần lượt là 2,08 và 2,24 lần.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Năm ngoái, số trẻ sơ sinh dự kiến trung bình trên một phụ nữ Hàn Quốc đã giảm xuống 0,78, so với 1,1 ở Trung Quốc.
Một chỉ số xếp hạng thuộc nhóm cao nhất thế giới khiến Trung Quốc lo lắng, đe dọa đến tương lai đất nước tỉ dân
Báo cáo nhận định: "Chi phí sinh cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc các gia đình trong độ tuổi sinh đẻ có sẵn sàng sinh con hay không".
"Để đạt được mục tiêu này, các chính sách giảm chi phí sinh đẻ cho các gia đình trong độ tuổi sinh đẻ cần được đưa ra ở cấp quốc gia".
"Các biện pháp cụ thể bao gồm trợ cấp tiền mặt và thuế, trợ cấp mua nhà, xây dựng thêm nhà trẻ, cung cấp chế độ nghỉ thai sản, bình đẳng giới, cho phép bảo mẫu nước ngoài làm việc, thúc đẩy phong cách làm việc linh hoạt, đảm bảo quyền sinh đẻ của phụ nữ độc thân, cho phép sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản và cải cách tuyển sinh đại học thi cử và hệ thống trường học".

Một cuộc khảo sát toàn quốc của Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc năm 2017 cho thấy 77,4% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cho biết "gánh nặng kinh tế nặng nề" là lý do hàng đầu khiến họ không muốn có thêm con, bên cạnh các lí do khác như "cảm thấy quá già" hoặc "không có ai chăm sóc con".

Những con số khổng lồ​

Báo cáo của YuWa ước tính rằng chi phí trung bình để nuôi dạy một đứa trẻ từ sơ sinh đến 17 tuổi ở Trung Quốc là 485.000 nhân dân tệ (69.430 USD), trong khi chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến khi tốt nghiệp đại học là khoảng 627.000 nhân dân tệ (khoảng 90.000 USD).
Theo Cục Thống kê Quốc gia, trung bình một người lao động Trung Quốc kiếm được 105.000 nhân dân tệ (khoảng 15.000 USD) một năm vào năm 2021.
Một chỉ số xếp hạng thuộc nhóm cao nhất thế giới khiến Trung Quốc lo lắng, đe dọa đến tương lai đất nước tỉ dân
Có một sự cách biệt đáng kể giữa thành thị và nông thôn. Chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ đến 17 tuổi ở các thành phố là 630.000 nhân dân tệ, cao hơn gấp đôi so với ở nông thôn.
Chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ ở Bắc Kinh và Thượng Hải lần lượt là 969.000 nhân dân tệ (140.000 USD) và 1.026.000 nhân dân tệ (148.000 USD), trong khi chi phí cho các gia đình ở Tây Tạng chỉ là 293.000 nhân dân tệ (42.000 USD).
Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã tìm cách khuyến khích tỷ lệ sinh trong những năm gần đây , trong khi vào năm 2022, số người qua đời lần đầu tiên cao hơn số ca sinh mới sau sáu thập kỷ.
Năm ngoái, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,77 trên 1.000 người, trong khi tổng dân số giảm 850.000 người xuống chỉ còn hơn 1,41 tỷ người.
Các bà mẹ Trung Quốc chỉ sinh 9,56 triệu trẻ sơ sinh - tổng số thấp nhất trong lịch sử hiện đại và lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 10 triệu.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, đạt gần 1,43 tỷ người.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top