Công ty dệt may Garmex Sài Gòn đã liên tục cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại trong bối cảnh ngành có nhiều khó khăn.
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh.
Theo doanh nghiệp này, tình hình kinh doanh không thuận lợi, nếu giữ sản xuất tại các nhà máy đối với ngành may sẽ lỗ rất nhiều. Công ty đã tổ chức lại bộ máy, tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.
Công ty cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời chưa tuyển lại lao động cho ngành truyền thống. Khi có sự thuận lợi của thị trường vừa đủ, công ty có đầu tư khôi phục lại ngành may hay không thì tùy thuộc vào tình hình thị trường.
Bên cạnh đó, Garmex Sài Gòn sẽ tối ưu hóa nguồn lực hiện có, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để giảm thiểu rủi ro. Công ty cũng cho biết có đầu tư mới vào dự án nhà ở của Công ty Cổ phần Phú Mỹ trong năm nay (diện tích khoảng 1,5ha).
Garmex Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có tiếng tại TPHCM, tuổi đời trên 20 năm. Công ty này có 5 nhà máy gồm An Nhơn, An Phú, Bình Tiên (TPHCM), Tân Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Garmex Quảng Nam (Quảng Nam) với tổng diện tích hơn 10ha, gồm 70 dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên, ngày 30/9, công ty còn 37 nhân viên, giảm 1.945 người so với ngày 31/12/2022. Trong năm 2022, công ty cũng giảm 1.828 nhân viên.
Tại cuộc họp cổ đông bất thường hồi tháng 9, lãnh đạo công ty cho biết ngành dệt may chưa có biến động lớn, tồn kho nhiều ở nước ngoài. Nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu chưa có sự tăng trưởng lớn, đơn hàng mới còn ít, hàng hóa giá trị thấp, thị trường chưa thực sự khởi sắc.
Tình hình thị trường ra sao phải đợi 3 quý nữa (tức quý II/2024) trong khi lãi suất đang tăng.
Ban lãnh đạo công ty xác định tập trung vào bảo vệ tài sản, xử lý thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm, kế hoạch khai thác các mặt bằng hiện có chưa sử dụng, xử lý các vấn đề đầu tư, tìm kiếm các đối tác để thực hiện chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng.
Quý III vừa qua, công ty không có đơn hàng, mọi doanh thu đều đến từ phần dịch vụ. Công ty có tiết giảm chi phí nhưng đơn giá thuê đất tăng góp phần làm dày thêm khoản lỗ. Kết quả, công ty lỗ quý thứ 5 liên tiếp với số lỗ 11 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần giảm 97% còn hơn 8 tỷ đồng và lỗ hơn 44 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 7 tỷ đồng). Tính tới ngày 30/9, công ty đã lỗ lũy kế lên khoảng 66 tỷ đồng.
>> Từng thưởng Tết cho nhân viên tới 9 tháng lương, nhưng nay công ty này đang phải đóng 200 cửa hàng
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh.
Công ty cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời chưa tuyển lại lao động cho ngành truyền thống. Khi có sự thuận lợi của thị trường vừa đủ, công ty có đầu tư khôi phục lại ngành may hay không thì tùy thuộc vào tình hình thị trường.
Bên cạnh đó, Garmex Sài Gòn sẽ tối ưu hóa nguồn lực hiện có, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để giảm thiểu rủi ro. Công ty cũng cho biết có đầu tư mới vào dự án nhà ở của Công ty Cổ phần Phú Mỹ trong năm nay (diện tích khoảng 1,5ha).
Tuy nhiên, ngày 30/9, công ty còn 37 nhân viên, giảm 1.945 người so với ngày 31/12/2022. Trong năm 2022, công ty cũng giảm 1.828 nhân viên.
Tại cuộc họp cổ đông bất thường hồi tháng 9, lãnh đạo công ty cho biết ngành dệt may chưa có biến động lớn, tồn kho nhiều ở nước ngoài. Nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu chưa có sự tăng trưởng lớn, đơn hàng mới còn ít, hàng hóa giá trị thấp, thị trường chưa thực sự khởi sắc.
Tình hình thị trường ra sao phải đợi 3 quý nữa (tức quý II/2024) trong khi lãi suất đang tăng.
Ban lãnh đạo công ty xác định tập trung vào bảo vệ tài sản, xử lý thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm, kế hoạch khai thác các mặt bằng hiện có chưa sử dụng, xử lý các vấn đề đầu tư, tìm kiếm các đối tác để thực hiện chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần giảm 97% còn hơn 8 tỷ đồng và lỗ hơn 44 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 7 tỷ đồng). Tính tới ngày 30/9, công ty đã lỗ lũy kế lên khoảng 66 tỷ đồng.
>> Từng thưởng Tết cho nhân viên tới 9 tháng lương, nhưng nay công ty này đang phải đóng 200 cửa hàng