Một sinh viên bị lừa đảo NFT trị giá hơn nửa triệu USD

nhhgiap

Pearl
Một vụ trộm NFT trị giá nửa triệu USD vừa xảy ra ở Trung Quốc, nạn nhân là một sinh viên năm cuối đại học. Bất chấp chính sách nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc, người dân quốc gia này vẫn không ngừng đổ xô mua bán NFT.
Một sinh viên bị lừa đảo NFT trị giá hơn nửa triệu USD
Là một lĩnh vực đầu tư mới nổi và không được kiểm soát, thị trường NFT đang tràn ngập những trò gian lận, lừa đảo. Rất nhiều chủ sở hữu NFT trên khắp thế giới báo cáo tài sản bị đánh cắp sau một cuộc tấn công lừa đảo quy mô lớn.
Niq Chen, một sinh viên năm cuối tại Đại học Tongji, Thượng Hải, cho biết anh bị mất một NFT quý hiếm trị giá 200 ether (ETH), tương đương 548.000 USD vào thứ Hai (21/2) sau khi click vào một liên kết lừa đảo.
Trang web giao dịch OpenSea đã vô hiệu hóa việc mua và bán tài sản bị đánh cắp ngay sau khi nhận được yêu cầu của Chen, nhưng kẻ trộm đã kịp bán nó cho một người mua khác.
Chính phủ Trung Quốc đã cấm hoạt động giao dịch cũng như khai thác tiền điện tử trên toàn quốc, OpenSea cũng không khả dụng ở thị trường này. Bất chấp lệnh cấm, vẫn có một cộng đồng các nhà đầu tư đại lục đang đặt niềm tin, tiền bạc vào nhiều nền tảng NFT ở nước ngoài.
Chen nói với tờ
South China Morning Post: “Tác phẩm bị đánh cắp đến từ dự án NFT nổi tiếng Doodles và nó chiếm khoảng một nửa giá trị tài sản NFT của tôi”. Vào tháng 1, Pranksy - một trong những nhà sưu tập NFT lớn nhất thế giới - sẵn sàng chi 296,69 ether, tương đương 1,12 triệu USD thời điểm đó để mua một trong những tác phẩm của bộ sưu tập Doodles.
Vì dễ dàng mua bán kèm theo tính bảo mật thông tin nên các giao dịch NFT đang tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, không gian NFT di chuyển nhanh theo cách khó kiểm soát nên nơi đây dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo. Cuối tuần trước, 17 người dùng OpenSea đã bị đánh cắp NFT trong một cuộc tấn công lừa đảo có chủ đích. Giá trị thiệt hại ước tính lên tới 1.7 triệu USD.
Nhiều cộng đồng dự án NFT đã trở thành mục tiêu tấn công lừa đảo với cùng một cách thức. Mọi người thường nhấp vào một liên kết có vẻ hợp pháp, sau đó được yêu cầu chuyển tiền ra khỏi ví điện tử. Đôi khi người tham gia còn bị “rug pull”, vấn đề xảy ra khi nhà phát triển từ bỏ dự án và biến mất cùng với tiền của nhà đầu tư.
Các nhà chức trách ở Trung Quốc và Hồng Kông đã tăng cường cảnh báo về những rủi ro liên quan đến NFT cũng như tiền điện tử. Nếu tài sản bị đánh cắp, cơ hội kiếm lại được gần như bằng không do tính ẩn danh của blockchain. Ngoài ra, những giao dịch tiền điện tử không thể bị hủy hoặc thay đổi sau khi chúng bắt đầu.
Chen hiện đang thương lượng với khách hàng dự đính mua NFT bị mất và cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi loại hình nghệ thuật mới này.
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top