Mua màn hình thấy chứng nhận DisplayHDR, nó là gì?

nhhgiap

Pearl
Bạn đã bắt gặp từ HDR trên rất nhiều sản phẩm công nghệ nhưng liệu bạn có thực sự hiểu ý nghĩa của nó? HDR là viết tắt của high dynamic range (tạm dịch: dải tương phản động rộng). Nó đề cập đến một kỹ thuật thể hiện chi tiết trong nội dung ở cả những cảnh rất sáng và rất tối. Nói đơn giản, HDR càng cao thì hình ảnh và video càng chân thực hơn. Vậy làm sao để biết mức HDR trên một màn hình cụ thể?
Mua màn hình thấy chứng nhận DisplayHDR, nó là gì?
Mỗi màn hình có các khả năng khác nhau, như tỷ lệ tương phản, độ sáng tối đa và độ phủ màu, nên hiệu suất HDR của chúng cũng khác nhau. Để thông tin được chuẩn hóa và tránh tạo ra nhầm lẫn cho người dùng, Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (VESA) đã giới thiệu tiêu chuẩn DisplayHDR vào năm 2017.
Mua màn hình thấy chứng nhận DisplayHDR, nó là gì?
DisplayHDR là một tiêu chuẩn mở với một tập hợp thông số kỹ thuật cố định để đánh giá chất lượng HDR. Nó chủ yếu nhắm vào màn hình hiển thị nội dung như TV, PC, hay laptop. Với hơn hai chục công ty tham gia vào quá trình phát triển và triển khai, tiêu chuẩn này đã và đang được áp dụng rộng rãi.
Cốt lõi của tiêu chuẩn là một bộ kiểm tra hiệu suất và các cấp liên quan. Mỗi cấp có tiêu chí cụ thể cho các thuộc tính chất lượng HDR khác nhau, như độ sáng, gam màu, độ sâu bit và thời gian tăng.

Mua màn hình thấy chứng nhận DisplayHDR, nó là gì?
Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn DisplayHDR — DisplayHDR phiên bản 1.0 — nhắm vào màn hình LCD. Nhưng sau đó, VESA ra mắt DisplayHDR True Black vào năm 2019 dành cho các màn hình tự phát sáng như OLED.

Giải thích các cấp DisplayHDR

Tính đến tháng 3/2022, có tám cấp DisplayHDR, được chia thành hai nhóm: năm cho LCD và ba cho OLED.
Mua màn hình thấy chứng nhận DisplayHDR, nó là gì?
DisplayHDR 400
DisplayHDR 400 là mức đánh giá tối thiểu của tiêu chuẩn. Màn hình cần có độ sáng tối thiểu 400 nits, độ bao phủ 95% của không gian màu sRGB, độ sâu màu 8-bit và tính năng global dimming.
Mua màn hình thấy chứng nhận DisplayHDR, nó là gì?
Mặc dù có nhiều màn hình trên thị trường có chứng nhận DisplayHDR 400, nhưng hiệu suất HDR của những màn hình này không có gì đáng tự hào. Do không có tính năng làm mờ cục bộ, độ sáng tối đa của nó chỉ cao hơn một chút so với màn hình SDR và thiếu gam màu rộng. Màn hình được xếp hạng DisplayHDR 400 chỉ tốt hơn một chút so với màn hình SDR.
DisplayHDR 500
Xếp hạng DisplayHDR 500 là một bước cải tiến nhỏ so với thông số kỹ thuật DisplayHDR 400. Để có chứng nhận cấp này, màn hình cần có local dimming, độ sâu màu 10-bit và độ bao phủ trên 90% của không gian màu DCI-P3. Tính đến tháng 3/2022, chỉ có hai máy tính xách tay có xếp hạng DisplayHDR 500.
DisplayHDR 600
Mức 600 của tiêu chuẩn DisplayHDR về cơ bản có các thuộc tính HDR giống như mức 500, ngoại trừ độ sáng. Tuy nhiên, DisplayHDR 600 có thể cung cấp hiệu suất HDR khá tốt nhờ độ sáng cải tiến đáng kể so với màn hình SDR.
DisplayHDR 1000
Xếp hạng DisplayHDR 1000 là một bước nhảy vọt so với mức 600. Mặc dù thông số về gam màu giống mức 500 và 600, xếp hạng 1000 yêu cầu màn hình phải có mức độ đen thấp hơn 600. Do đó, màn hình được xếp hạng DisplayHDR 1000 hiển thị chi tiết tối tốt hơn với nội dung HDR.
Ngoài ra, yêu cầu độ sáng tốt nhất đồng nghĩa màn hình cũng hiển thị tốt hơn những điểm sáng nhỏ. Nhìn chung, màn hình được xếp hạng DisplayHDR 1000 là lựa chọn tuyệt vời cho trình chiếu và sản xuất hình ảnh HDR.
DisplayHDR1400
Mức 1400 là mức cao nhất mà một màn hình có thể nhận được. Nó yêu cầu một gam màu rộng hơn các cấp trên với độ phủ 99% của BT.709 và 95% không gian màu DCI-P3, độ tương phản tốt hơn mức 1000, kèm theo mức độ sáng cao nhất và duy trì liên tục. Màn hình được xếp hạng DisplayHDR 1400 có hiệu suất HDR tốt nhất. Do đòi hỏi nhiều yêu cầu như vậy nên có rất ít màn hình có chứng nhận này.

DisplayHDR True Black 400, 500 và 600

Chứng nhận DisplayHDR True Black được thiết kế cho các công nghệ màn hình tự phát xạ, như OLED. Vì màn hình OLED không cần làm mờ cục bộ, có mức độ màu đen hoàn hảo và tỷ lệ tương phản gần như vô hạn, nên yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các màn hình là độ sáng.
Nhờ tỷ lệ tương phản đặc biệt, màn hình được xếp hạng DisplayHDR True Black có thể mang lại trải nghiệm HDR tốt ngay cả khi mức độ sáng bằng mức 400 và 500, không giống như màn hình LCD.
Bạn có thể tìm thấy logo chứng nhận DisplayHDR của VESA trong tờ hướng dẫn hoặc hộp sản phẩm. Logo sẽ luôn có thông tin cấp, như DisplayHDR 400 hoặc DisplayHDR 1000.
Bạn cũng có thể tìm chứng nhận trên trang web DisplayHDR chính thức. Trang web sẽ đề cập đến phiên bản thông số kỹ thuật nào đã được sử dụng khi xếp hạng màn hình. Có hai phiên bản chính, 1.0 và 1.1, phiên bản thứ hai là phiên bản mới nhất và nghiêm ngặt hơn phiên bản gốc.
Lưu ý một số màn hình chỉ ghi HDR-400 hoặc HDR-600 mà không có nhãn hoặc logo DisplayHDR nghĩa là sản phẩm không được chứng nhận chính thức. Cho dù nó vẫn hỗ trợ HDR, nhưng hiệu suất của chúng không đảm bảo.
VESA đã phát hành công cụ kiểm tra DisplayHDR miễn phí cho người mua màn hình không có chứng nhận của hãng. Ứng dụng có sẵn trên
Microsoft StoreGitHub cho người dùng Windows.

DisplayHDR khác gì với HDR10

HDR10 và DisplayHDR khá khác nhau. Trong khi cái trước là tiêu chuẩn dải nhạy sáng động, cái sau chỉ là chứng nhận về chất lượng HDR của màn hình. DisplayHDR không phải là một định dạng cho màn hình, trong khi đó HDR10 được sử dụng để chỉnh sửa nội dung trông sống động như thật và nó yêu cầu màn hình tương thích để hiển thị nội dung đó. Một màn hình cần có thể hiển thị nội dung HDR10 để đạt bất kỳ cấp chứng nhận DisplayHDR nào.
Hiện tại, chứng nhận DisplayHDR không yêu cầu màn hình hiển thị hỗ trợ bất kỳ định dạng HDR nào khác ngoài HDR10. Tuy nhiên, một số vẫn hỗ trợ tốt cho các định dạng HDR khác như Dolby Vision và HLG.

Vẫn cần cải thiện

Trong một thị trường đa dạng như hiện tại, chứng nhận DisplayHDR chính là thang đo cần thiết đối với người tiêu dùng. Nhưng nó chưa hoàn hảo, vì các yêu cầu tương đối khoan dung, đôi khi màn hình được chứng nhận DisplayHDR 400 chỉ cung cấp hiệu suất trung bình. Do đó, chứng nhận này vẫn là một tiêu chuẩn tương đối và sẽ cần thời gian để hoàn thiện hơn.
Nguồn: How To Geek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top