Muốn răng lợi trắng sáng khỏe mạnh, hãy sống thật vui vẻ yêu đời!

Việc đi khám nha sĩ 2 lần một năm rất cần thiết để đảm bảo rằng sức khỏe răng miệng. Nhưng bên cạnh đó, còn một yếu tố quan trọng khác, có thể bạn không nhận ra rằng khám răng cũng là một cơ hội để điều chỉnh sức khỏe tâm thần. Vì đời sống tinh thần cũng ảnh hưởng ngược lại tới răng miệng chúng ta.

Sức khỏe răng miệng và sức khỏe tinh thần

Mọi người thường sẽ ngạc nhiên khi biết sức khỏe răng miệng liên quan đến sức khỏe tinh thần. Nhưng thực sự chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Khi sức khỏe răng miệng của bạn bị ảnh hưởng, nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn, hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe tinh thần. Nếu bạn đang cảm thấy xấu hổ về răng miệng của mình, bạn cũng có thể nhận ra có một số lo lắng về mặt xã hội. Chẳng hạn sống thu mình hoặc chính chuyện răng miệng không sạch sẽ, bị bệnh,... cũng có thể làm tổn thương lòng tự trọn khiến bạn tự ti. Đến lượt điều này lại dẫn đến gia tăng một số triệu chứng về sức khỏe tinh thần của bạn.
Sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như tình trạng răng và nướu. Khi bị căng thẳng, bạn có thể xem nhẹ, thậm chỉ bỏ qua luôn cả việc vệ sinh răng miệng. Trên thực tế, tình trạng răng lợi có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe tổng thể. Ví dụ cung cấp những dấu hiệu và manh mối về mức độ căng thẳng, sự lo lắng, tâm trạng và sự hiện diện của các vấn đề ăn uống mãn tính.

Muốn răng lợi trắng sáng khỏe mạnh, hãy sống thật vui vẻ yêu đời!
Trong một phân tích tổng hợp năm 2015 gồm 25 nghiên cứu kéo dài 25 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra người sống chung với các rối loạn sức khỏe tinh thần nghiêm trọng có nguy cơ bị mất răng cao hơn 2,8 lần, so với những người bình thường nói chung. Khoảng cách này là do tình trạng sức khỏe không được điều trị hoặc khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc răng miệng.
Tất cả những điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Chẳng hạn, một số người đã tìm đến những phương pháp gọi là "hành vi tự làm dịu" - như uống rượu, hút thuốc hoặc ăn nhiều thực phẩm đã qua chế biến kỹ, tất cả đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Răng miệng cho biết gì về sức khỏe tinh thần?

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, bạn thường cảm thấy không thể tự chăm sóc bản thân và làm những việc nhỏ hằng ngày. Điều đó bao gồm cả chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nói đúng hơn là bạn không có động lực hoặc năng lượng để chăm sóc cho răng miệng. Nhiều người còn cố chịu đựng những cơn đau và tránh việc gặp nha sĩ.
Như vậy, răng miệng cung cấp rất nhiều manh mối cho các vấn đề sức khỏe tinh thần tiềm ẩn. Nếu lo lắng, bạn có thể nhận thấy mình thường nghiến răng vào ban đêm hoặc cảm thấy đau hàm. Men răng bị mòn cũng có thể là dấu hiệu rất lớn cho thấy bạn đang trải qua mức độ lo lắng hoặc căng thẳng cao.
Những người sống chung với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn lưỡng cực cũng có thể bị mòn men răng. Bạn có thể đánh răng nhiều lần trong ngày giống như là một "nghi lễ" hơn là thủ tục dọn vệ sinh hằng ngày.
Bị mòn men răng cũng có thể là một tác dụng phụ của chứng rối loạn ăn uống. Những người đang đấu tranh với căn bệnh này cũng có mức độ sâu răng cao hoặc gặp khó khăn với nướu răng của họ. Điều này là do suy dinh dưỡng hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có đường hoặc thực phẩm siêu chế biến.

Muốn răng lợi trắng sáng khỏe mạnh, hãy sống thật vui vẻ yêu đời!

Làm thế nào để kiểm soát sức khỏe tinh thần và răng miệng?

Bởi vì sức khỏe tinh thần và sức khỏe răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên những những việc bạn làm cho cái này cũng sẽ mang lại lợi ích cho cái kia. Chỉ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể mang đến những tác động lâu dài.
1. Tạo chế độ ăn uống lành mạnh
Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây, rau và các loại đồ ăn chứa nhiều vitamin. Những gì bạn ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy chắc chắn bạn đang ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, điều này sẽ vừa giúp bạn có được tinh thần tốt hơn, vừa giúp bạn vệ răng và nướu của bạn.
2. Theo dõi bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào
Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bạn đang gặp những vấn đề với việc vệ sinh răng miệng của mình. Nướu của bạn có thể bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hay bạn bị đau răng, cảm giác nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu và thuốc ổn định tâm trạng. Nguyên nhân đến từ việc giảm lượng nước bọt trong miệng của bạn, nước bọt thực sự quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nó không chỉ giúp tiêu hóa thức ăn mà còn giúp tiêu diệt các vi trùng có hại có thể dẫn đến các vấn đề về răng và nướu.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị khô miệng và đang dùng thuốc, chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp nha sĩ, bác sĩ và nhà trị liệu để đảm bảo rằng nó không làm tổn thương răng của bạn.
3. Thực hành các hoạt động giảm căng thẳng
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã bị mòn men răng, điều này cho thấy bạn có thể đã trải qua thời gian căng thẳng và lo lắng cao độ. Trong trường hợp này, hãy thực hành một số hoạt động để giảm stress. Chẳng hạn như dùng một ứng dụng giúp bạn ngủ ngon hơn và bình tĩnh hơn vào ban đêm hoặc các bài tập thở sâu và thiền định. Trên thực tế, bạn có thể thực hành hít thở sâu và thiền suốt cả ngày để giảm căng thẳng và tập trung.

Muốn răng lợi trắng sáng khỏe mạnh, hãy sống thật vui vẻ yêu đời!
4. Đến gặp nha sĩ
Các nha sĩ có thể phát hiện khi những điều khác đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Các nha sĩ đôi khi lại là chuyên gia đầu tiên xác định và chẩn đoán một vấn đề sức khỏe tinh thần. Họ có thể giới thiệu bạn đến các nhà tư vấn và nhà trị liệu. Nếu nha sĩ nhận thấy chứng nghiến răng, họ cũng có thể kê đơn thuốc hoặc một dụng cụ bảo vệ răng miệng và hỏi về sự lo lắng tiềm ẩn.

Đối phó với sự lo lắng về răng miệng như thế nào?

Việc đến gặp nha sĩ đôi khi có thể gặp khó khăn do căng thẳng, sợ hãi hoặc lo lắng. Một số người cảm thấy lo lắng một chút trước buổi hẹn khám răng là điều bình thường, thì một số người tránh gặp nha sĩ bằng mọi giá. Những người này mắc chứng sợ răng miệng, điều quan trọng là liên hệ với một nhà trị liệu có thể giúp bạn và tìm cách điều trị để bạn có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần và sức khỏe răng miệng cho chính mình.
Để giảm bớt lo lắng trước khi đến gặp nha sĩ, bạn có thể lên danh sách các câu hỏi hoặc thắc mắc trước để chia sẻ chúng tại cuộc hẹn. Điều đó có thể bao gồm bất kỳ vấn đề thể chất nào bạn đang gặp phải với răng, miệng hoặc nướu. Hoặc nếu có điều gì đó không ổn, nó càng đáng để bạn quan tâm.
Hãy thực hiện một số lời tự thoại và câu thần chú tích cực để giúp chúng ta thư giãn và bình tĩnh có thể xoa dịu tình hình trước khi đến gặp nha sĩ. Quan trọng nhất, đừng xấu hổ nếu bạn đang gặp vấn đề về răng, nướu hoặc miệng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, hãy kiểm tra lại bản thân, hay tự hỏi mình xem liệu có vấn đề nào về sức khỏe tinh thần nào cản trở bạn không.
Nếu cảm thấy nghi ngờ về điều gì đó, hãy đề cập nó với bác sĩ của bạn để tìm một nhà trị liệu hiệu quả. Các nha sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn, khi một nha sĩ và nhà trị liệu làm việc cùng nhau có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đồng thời bảo vệ cả sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.


>>> Mất ngủ có thể là dấu hiệu rối loạn nhận thức.
Nguồn health
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top